Theo Ths. giáo dục Nguyễn Thị Nha Trang, phụ huynh và giáo viên mầm non là hai đối tượng luôn gần gũi, chăm sóc và dạy bảo trẻ từ 0 – 6 tuổi. Vì thế, họ cần tìm hiểu những thông tin nhằm phát hiện trẻ tự kỷ sớm. Qua đó, nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có phương pháp chữa trị phù hợp nhất.







<strong style="text-align: justify; ">Những “dấu hiệu sớm” của nguy cơ tự kỷ[/B]
- Từ 06 tháng tuổi trở đi không cười lớn, hoặc không có biểu hiện vui vẻ hay yêu thương.
- 09 tháng tuổi không phát hiện ra các âm thanh chia sẻ qua lại, hoặc những biểu hiện cảm xúc qua nét mặt.
-12 tháng tuổi không nói bập bẹ, không phát ra những âm thanh (“a, ê…”), không có những cử chỉ giao tiếp qua lại với mọi người (vẫy tay, lắc đầu…) và không biết phản ứng với tên của mình.
- 14 tháng tuổi không biết chỉ vào đồ vật (đồ chơi, TV…) để chia sẻ niềm hứng thú.
- 18 tháng tuổi không biết chơi các trò chơi “giả vờ” (cho búp bê ăn, câu cá…).
- 24 tháng tuổi không nói được những cụm từ có nghĩa, không bao gồm bắt chước và nhắc lại (như “ăn cơm”, “uống nước”…). Trẻ chậm trễ về kỷ năng ngôn ngữ và lời nói.

- Ngoài 2 tuổi, trẻ gặp vấn đề về hiểu cảm xúc của người khác, hoặc nói hay biểu lộ cảm xúc của mình. Trẻ thường dễ buồn, tức giận với những thay đổi nhỏ, có những phản ứng bất thường với âm thanh, mùi vị, hoặc hình ảnh của đồ vật.
- Trẻ có những hứng thú mang tính chất ám ảnh, thích mãi một thứ và bị cuốn hút vào đó không tách rời ra, lặp lại một trò chơi quá nhiều lần và thường thích chơi một mình.
Phụ huynh và giáo viên cần làm gì?
Ths. Nguyễn Thị Nha Trang cũng cho biết, phát hiện và can thiệt sớm trẻ tự kỷ sẽ có tác dụng tích cực trong việc điều trị. Vì vậy, ngoài việc cho trẻ thăm khám bác sĩ chuyên khoa, thì phụ huynh và giáo viên cần giúp trẻ bằng những hành động cụ thể sau:
- Tập vận động: Giúp trẻ tập vận động thô qua các dụng cụ vận động đơn giản, như dạy cho trẻ biết vẫy tay, chơi trò xếp các khối... Tập vận động tinh tế, như giúp trẻ biết cầm viên bi bằng 2 ngón tay (ngón cái và ngón trỏ), biết cầm bút, nặn hình, tô màu…
- Tạo cho trẻ không gian giao tiếp: Dạy cho trẻ biết vẫy tay, biết chơi các trò và hát theo động tác. Bạn có thể cầm lấy cánh tay và tập cho đến khi trẻ có thể tự vận động, phải thật kiên trì. Mọi kỹ năng khác cũng phải dạy theo cách đó, vì trẻ thiếu sự thúc đẩy bên trong để bắt chước người khác.
- Luyện nói cho trẻ: Kể những câu chuyện từ đơn giản đến phức tạp dần (phụ thuộc vào tuổi của bé), kể chậm và cố ý nhấn mạnh những chi tiết quan trọng.
- Biết cách kích thích: Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phép trẻ em trở nên chủ động trong các hành động và lời nói.

- Kết hợp từ ngữ với sử dụng hình ảnh: Việc liên hệ giữa từ ngữ với hình ảnh sẽ giúp trẻ có thể nhận diện hình ảnh cũng như ghi nhớ từ ngữ lâu hơn, chắc chắn hơn. Những trẻ tự kỉ thường có xu hướng phát âm không chuẩn. Vì thế, bạn cần chú ý luyện tập cho trẻ phát âm các nguyên âm, phụ âm và vần một cách chính xác.
Theo Ths. giáo dục Nguyễn Thị Nha Trang, phụ huynh và giáo viên mầm non là hai đối tượng luôn gần gũi, chăm sóc và dạy bảo trẻ từ 0 – 6 tuổi. Vì thế, họ cần tìm hiểu những thông tin nhằm phát hiện trẻ tự kỷ sớm. Qua đó, nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có phương pháp chữa trị phù hợp nhất.
Tường Lâm (tạp chí Bầu)



Nguồn SKĐS




Theo bau.vn