Nấu quá lâu và mở vung nồi nhiều lần là những lỗi mẹ hay mắc khi nấu đồ ăn khiến con còi cọc, chậm lớn.





Dù đã dày công tìm hiểu và xây dựng chi tiết thực đơn hàng ngày nhưng bé vẫn còi cọc là vấn đề khá nhiều mẹ gặp phải. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là việc các mẹ chế biến đồ ăn sai cách làm lượng chất dinh dưỡng trong các loại thực phẩm giàu DHA, Omega 3, 6,9, các loại vitamin thiết yếu như Cá hồi, trứng, sữa, các loại rau củ và dầu ăn cho trẻ em hao hụt đáng kể. Khi cơ thể bé không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển sẽ dẫn đến tình trạng không tăng cân, còi cọc.
Dưới đây là 6 lỗi phổ biến các mẹ thường gặp trong quá trình chế biến đồ ăn cho bé:






Ngoài ra mẹ còn hay mắc những lỗi khi nấu đồ ăn khiến con còi cọc như:
- Thêm ngũ cốc nấu cháo khi trẻ còn nhỏ: Ngũ cốc lại là loại thực phẩm khó tiêu đối với hệ tiêu hóa của trẻ. Một số mẹ vì muốn tăng phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của con nên đã không ngần ngại bỏ thêm ngũ cốc vào cháo. Với trẻ ngoài 6 tháng, mẹ mới nên cho trẻ ăn ngũ cốc nấu nhừ. Do đây là nguồn dinh dưỡng không thể bỏ qua nên hãy cho trẻ ăn ngũ cốc một cách khoa học.

- Chỉ nấu cháo với nước hầm xương: Khi hầm xương những dưỡng chất không thể nào ra hết vào nước được, những chất đạm vẫn còn trong xác thịt, xương. Nhiều bà mẹ ngày nào cũng cặm cụi hầm xương để lấy nước nấu cháo cho con thế nhưng bé vẫn gầy khòm. Vì nước xương chỉ có mang vị ngọt và mùi thơm. Do vậy, nên cho trẻ ăn cả xác xương, thịt lẫn nước để đề phòng suy dinh dưỡng vì thiếu chất.
- Dùng quá nhiều khoai tây, cà rốt: Khoai tây và cà rốt là hai loại củ giàu dinh dưỡng và tinh bột có thể giúp trẻ tăng cân. Tuy nhiên mẹ đừng quá lạm dụng, không nên thay thế rau xanh bằng khoai tây và cà rốt. Vì như vậy, trẻ sẽ rơi vào trạng thái thừa bột nhưng lại thiếu vitamin. Chỉ có đa dạng thức ăn mới cung cấp được đầy đủ các loạidinh dưỡng.
theo Suckhoenhi.vn



Nguồn SKĐS




Theo bau.vn