Giờ giấc ngủ của trẻ tưởng chừng là sinh lý đơn thuần. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu từ các chuyên gia, trẻ ngủ sớm sẽ thông minh, khỏe mạnh và giảm béo phì hơn so với ngủ muộn. Do vậy, cha mẹ cần giúp con mình ngủ đúng giờ và ngon giấc.





<strong style="text-align: justify;">Ngủ vào thời điểm nhất định[/B]
Theo các nghiên cứu dành cho trẻ từ 4 đến 9 tuổi, điểm tiếp nhận, thể hiện ngôn ngữ, khả năng đọc, viết và tư duy toán học ở trẻ đi ngủ đúng giờ cao hơn trẻ khác. Hơn nữa, nghiên cứu trước đó cũng khẳng định, trẻ đi ngủ sớm đạt được kết quả học tập cao hơn.
Những nghiên cứu này khiến nhiều bố mẹ giật mình. Bởi đa phần vẫn quan niệm, giấc ngủ của trẻ thuộc yếu tố sinh lý đơn thuần, nhất là với các bé chưa đi học. Trẻ có thể ngủ bất kỳ lúc nào thích hoặc nằm chơi bên cạnh mẹ khi chưa buồn ngủ. Ở nhiều gia đình, mẹ đi làm về mệt cần đi ngủ sớm, còn con do ở nhà cùng ông bà ngủ nhiều, nên thức chơi đến khuya. Thậm chí, có những bé thức để chơi điện tử, xem hoạt hình đến một giờ sáng. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho hay, phụ huynh có con đến tuổi đi học cũng chưa chú trọng đến sự liên quan giữa giấc ngủ và kết quả học tập. Nhiều người lầm tưởng trẻ thức khuya học là tốt. Chỉ số ít bố mẹ khuyên con ngủ sớm để mai còn tỉnh táo học hành.

Theo ThS. Nguyễn Hải Đăng (Trung tâm Tư vấn và tâm lý Ánh sáng), não của trẻ phát triển ở những chặng khác nhau phù hợp với các lứa tuổi. Với trẻ dưới 12 tuổi, giấc ngủ rất quan trọng vì khi ngủ, não sẽ sản sinh ra những tiền chất trong chuỗi kích thích tố, nhằm giúp trẻ nhanh lớn, thần kinh hoạt động ổn định, tư duy mạch lạc hơn. ThS. Nguyễn Hải Đăng cho biết: “Khoảng từ 9 - 11 giờ là thời điểm các chất kích hoạt cho hormone sinh trưởng, tư duy và thông minh cao nhất. Đây là một trong những lý do vì sao người ta khuyên cho trẻ đi ngủ vào thời điểm nhất định với lứa tuổi. Bởi điều này tốt cho sức khỏe lẫn quá trình học tập của trẻ”.
Ngủ theo từng lứa tuổi
Các chuyên gia khuyên rằng, phụ huynh nên thiết lập một thời gian biểu để trẻ có thói quen đi ngủ đúng giờ. Giấc ngủ sẽ tác động tích cực đến kỹ năng sử dụng ngôn từ cho trẻ. Đồng thời qua đó, trẻ có thể hiểu và thay đổi thói quen hàng ngày về giấc ngủ, giúp bé sở hữu một giấc ngủ khỏe mạnh.
Ngoài ra, tùy vào lứa tuổi của trẻ để có thời gian dành cho giấc ngủ phù hợp. Cụ thể, trẻ dưới 12 tháng tuổi, mỗi ngày cần ngủ từ 14 đến 18 giờ, bao gồm cả ngày lẫn đêm. Trẻ mới biết đi cần ngủ từ 12 đến 14 giờ. Học sinh học cấp một cần 10 đến 12 giờ. Nhu cầu cho học sinh trung học có thể giảm, còn từ 9 đến 11 giờ. Dựa vào mức cần thiết này, bố mẹ nên cho con ngủ sớm và dậy muộn hơn các trẻ lớn. Thời điểm bé đi ngủ nên bắt đầu từ khoảng 21 giờ và từ 22 giờ với trẻ lớn hơn.
Tạo giấc ngủ “sạch” cho trẻ
Đối với các gia đình có thói quen xem ti vi, dùng điện thoại, ipad… trước khi ngủ thì nên phải thay đổi, hạn chế, hoặc xem các chương trình ít có sự kích thích trẻ. Nếu cần, có thể cho trẻ ngủ phòng riêng không có các thiết bị này. Bởi chính ánh sáng xanh của màn hình điện tử sẽ kích thích các tế bào võng mạc, khu vực ở phía sau mắt, rồi truyền thông điệp tới não. Sau đó, các tế bào nhạy quang thông báo cho cơ thể rằng “đang còn sáng”. Tiếp đó, hoạt động này sẽ kiểm soát việc giải phóng ra melatonin - loại hormone kích thích giấc ngủ và hormone cortisol, khiến bé khó ngủ, hoặc ngủ không sâu giấc.

Ngoài ra, bố mẹ tránh để điện sáng thâu đêm lúc ngủ, nhằm tránh gây kích thích không tốt đến các hormone hoạt động vào buổi tối. Nhiều dẫn chứng cho thấy, có sự liên quan đến sự phát triển của toàn bộ cơ thể với việc để đèn sáng. Điều này tương tự như thực vật gần ánh đèn đường sẽ phát triển “có vấn đề” hơn thực vật sống trong môi trường ngày đêm rõ ràng. Vì thế nếu cần, bố mẹ chỉ để đèn ngủ sáng mờ hoặc tận dụng ánh sáng từ ngoài hắt vào.
* Trẻ ngủ đúng giờ và đầy giấc rất quan trọng. Bởi vì, giấc ngủ chính là thời gian nghỉ ngơi của bộ não, nhằm tạo ra khả năng tiếp tục làm việc của hệ thần kinh. Nếu ngủ sớm và đủ giấc, trẻ sẽ dậy sớm theo quy luật. Còn nếu ngủ muộn hơn, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi và dễ dẫn đến rối loạn thần kinh.
* Phòng ngủ của trẻ cần được sạch sẽ, thoáng đãng, lưu thông không khí tốt. Trong phòng, nên hạn chế đặt nhiều đồ, đặc biệt đồ gỗ mới. Các loại đồ gỗ mới chính là đầu mối gây ô nhiễm không khí phòng ngủ, vì chúng tỏa ra các chất độc hại như formandehyt, benzen… từ sơn, keo dán, vecni.
<strong style="text-align: right;">Hiền Dung (tạp chí Bầu)[/B]
<strong style="text-align: right;">
[/B]
<strong style="text-align: right;">
[/B]



Nguồn SKĐS




Theo bau.vn