Con trẻ cũng có sự “tôn nghiêm” của mình. Trong quá trình giáo dục, cha mẹ cần quan tâm đến “thể diện” của trẻ. Không phải bạn tự cho mình cái quyền là người “bề trên” thì có thể chạm vào “ngưỡng” của con cái.





<strong style="text-align: justify;">L Ngưỡng 1: Một vài tật xấu nào đó[/B]
Trẻ luôn rất nhạy cảm với vài tật xấu thuở nhỏ của mình, ví dụ như tè dầm chẳng hạn. Có thể, trẻ cảm thấy những tật xấu này khiến bản thân mình “mất mặt” trước bạn bè cùng trang lứa. Vì vậy, bất luận là phụ huynh hay giáo viên mầm non, tiểu học, đều không nên đề cập đến những tật trẻ mắc phải hoặc đem ra trêu đùa trước các bé khác.

L Ngưỡng 2: Một vài vấn đề về tâm lý

So với những tật xấu thì trẻ lại càng nhạy cảm hơn đối với những biểu hiện liên quan đến tâm lý của chính mình, như chứng tự kỉ, sống thu mình v.v… Nếu người lớn thường xuyên nhắc đến, tự nhiên sẽ gây bất lợi cho việc phục hồi tâm lý ở trẻ. Cho dù triệu chứng đã thuyên giảm, nhưng nếu bạn cứ lặp đi lặp lại trước mặt trẻ thì chẳng khác nào “kéo” bệnh trở lại.
L Ngưỡng 3: Những thất bại đã qua
Những thất bại mà đối với người lớn dường như rất nhỏ nhặt không đáng nhớ, thì đối với trẻ lại khiến chúng giữ trong lòng rất lâu. Chỉ cần có người nhắc lại, trẻ sẽ có cảm giác đau khổ như bị chạm vào vết thương. “Thất bại đã qua” của trẻ có thể là về bét trong một trò chơi nào đó, biểu diễn sai trong một chương trình nào đó, thậm chí có thể chỉ là việc trẻ thích khóc nhè lúc nhỏ.
L Ngưỡng 4: Những khiếm khuyết, hình phạt liên quan đến thân thể
Bị đánh, bị mắng, bị phạt… luôn là những trải nghiệm đau đớn khó quên của trẻ, bởi vì nó không chỉ khiến trẻ chịu nỗi đau da thịt mà còn khiến tâm hồn cũng bị tổn thương. Cho dù bây giờ, trẻ đã ít bị phạt hơn trước. Tuy nhiên, trước mặt những người xung quanh, cứ thường xuyên bị nhắc lại những “hình phạt” đã chịu trong quá khứ thì vẫn đủ sức khiến trẻ rơi vào sự xấu hổ cực độ và khó mà “ngẩng đầu” lên được.Ngoài ra, những khiếm khuyết về thân thể như mù màu, lùn, béo, gầy còm hay mắt hí, mặt xấu… cho dù là bẩm sinh đi nữa, nhưng nếu người lớn cứ đề cập đến cũng sẽ khiến trẻ tự ti và mất ý chí.
L Ngưỡng 5: Tiền bỏ ống
Cho dù có thể trẻ chưa biết thích tiền, cũng không hiểu cách giữ tiền, nhưng nếu người lớn thường xuyên “tính toán” đối với số tiền bỏ ống của bé, thậm chí chiếm giữ luôn thì trẻ sẽ cảm thấy sự riêng tư của mình không được bảo vệ và tôn trọng.
Người Canada cho rằng về bản chất, tôn trọng và bảo vệ sự riêng tự của trẻ chính là tôn trọng và bảo vệ lòng tự tôn của chúng. Trong cuộc sống hằng ngày, nhất ngôn nhất cử của người lớn trước mặt trẻ cần phải suy nghĩ kỹ càng. Bạn đừng vô tư xâm phạm sự riêng tư của trẻ, khiến chúng mất đi lòng tự tôn. Như thế, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý sau này của các bé.
Văn Thành (tạp chí Bầu)








Nguồn SKĐS




Theo bau.vn