Có lần, cậu bé hàng xóm sang nhà chơi và hồn nhiên “khoe”: “Bố cháu về nhà chỉ có mỗi hai việc là xem ti vi và ăn cơm!”. Câu nói vô tư ấy của con trẻ chắc sẽ khiến không ít bậc cha mẹ phải suy nghĩ…






<strong style="text-align: justify;">Mẹ không thể thay thế cha[/B]
Nhiều ông bố hiển nhiên cho rằng, dạy và chăm sóc con cái là việc của người mẹ, nên họ thường không chú ý, quan tâm nhiều đến con. Chính điều đó vô tình tạo ra khoảng cách giữa bố và con. Đôi khi, trẻ cảm giác bố là người xa lạ hoặc không yêu mình. Thế nên, các bé không dám chơi cùng bố, cũng chẳng dám đòi bố mua cái này, thứ kia.

Theo chuyên gia tâm lý Quách Thúy Minh, có một điều mà quý ông không nhận ra hoặc biết nhưng “phớt lờ”, là các ông bố đóng vai trò khá quan trọng trong sự phát triển của trẻ từ sơ sinh đến tuổi trưởng thành. Bố và mẹ có vai trò đặc thù riêng trong việc nuôi dạy con cái. Cha không thể thay mẹ và ngược lại cũng vậy. Con cái cần có sự kiên định, chín chắn, mạnh mẽ, dũng cảm của cha, có sự dịu dàng, ôn hòa của mẹ. Vì vậy, cả cha và mẹ đều có vai trò quan trọng như nhau trong việc nuôi dạy, gần gũi và chăm lo cho con cái. Những đặc trưng về tính cách của người cha sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con, đặc biệt là con trai. Thế nê, dù bận làm ăn buôn bán hay công tác xã hội, các ông bố cũng nên dành nhiều thời gian để cùng chơi và trò truyện cùng con, ít nhất là khoảng hai giờ mỗi ngày.
Bố hãy bên con nhiều hơn…
Chị Thanh Hoa (Thanh Xuân, Hà Nội) tâm sự: Cuối tuần qua, lúc đi chơi ở công viên Cầu Giấy, mình để ý thấy có một ông bố lúc thì chổng mông, bò lổm ngổm với cô con gái chừng 6 tuổi, khi thì chơi trò “a lô” (bố ghé miệng vào một đầu loa (thực ra là thanh trụ sắt giúp bé leo trèo) và nói “Bống ơi, bố yêu Bống lắm, bố yêu Bống!”. Cô con gái thích chí cười tít cả mắt. Hẳn cô bé ấy nhận được rất nhiều điều từ những hành động giản dị ấy của cha mình. Mình nghĩ, mỗi giây phút chơi với con hoàn toàn có thể là một hạt giống quý để nuôi dưỡng tâm hồn con trẻ và kết nối tình cảm của bố con. Vậy nên, mình rất mong ông xã và nhiều ông bố khác nữa, hãy sẵn lòng làm một ông bố “chổng mông, bò lổm ngổm, cười tít mắt… với con”, thay vì là một ông bố giỏi kiếm tiền, rồi về nhà chỉ biết ăn và xem ti vi.

Cũng theo chuyên gia tâm lý Thúy Minh, để hiểu và gần con hơn thì bản thân mỗi người bố cần làm những việc như: thử thay vợ ngồi bên con và đút cho bé trong bữa cơm, nhìn vào vào mắt bé mỗi khi nói chuyện. Trẻ luôn cảm thấy yên tâm khi bạn nhìn mắt chúng, bởi đây là dấu hiệu chứng tỏ bé rất quan trọng với bạn. Hãy dành những thời gian rảnh để chơi cùng và tìm hiểu cách sở thích của con như muốn ăn gì, yêu màu gì, thích xem phim gì, thần tượng ai… Nếu cho rằng không biết cách chăm sóc con và “nhường” hết trách nhiệm cho vợ, thì bạn đang tự đẩy bé yêu rời xa vòng tay của mình hơn.
Bảo Khang (tạp chí Bầu)







Nguồn SKĐS




Theo bau.vn