Vaccin góp phần củng cố và tổ chức hệ thống miễn dịch của trẻ, bằng cách sản xuất ra kháng thể để chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, bạn cần có sự chuẩn bị tốt nhất khi cho trẻ đi tiêm phòng, để phát huy hết hiệu quả và tác dụng tích cực của các loại vaccin.





<strong style="text-align: justify;">* Đưa trẻ đi cùng người thân:[/B]Nếu bạn quá hoảng sợ khi nhìn thấy mũi tiêm, hãy đề nghị chồng hoặc một người thân đi cùng. Bởi sự quá lo lắng của bạn có thể truyền sang trẻ và em bé cũng cảm thấy sợ hãi với việc phải tiêm.
* Lựa chọn thời gian phù hợp:Nếu đang bị đói hoặc mệt, em bé sẽ khó khăn để đối mặt với thử thách nhỏ này hơn. Vì vậy, bạn cần chú ý chọn ngày và giờ để đưa bé đi tiêm. Đồng thời, cũng đừng quên lưu ý đến khoảng thời gian mà bạn có thể phải chờ đợi tại địa điểm tiêm phòng.

* Đảm bảo em bé đang không bị ốm:
Chảy nước mũi, sốt nhẹ, tiêu chảy… là những triệu chứng nhỏ và thường không chống chỉ định với việc tiêm vaccin. Tuy nhiên, để giúp bé cảm thấy dễ chịu nhất, tốt hơn hết là bạn nên trì hoãn cuộc hẹn một vài ngày, đủ thời gian để đảm bảo là bé không mắc bất cứ bệnh gì khi tiêm phòng. Bạn cũng nên nhớ, không một loại vaccin nào được khuyến cáo sử dụng sẽ làm một bệnh nhẹ nặng thêm.
* Giải thích điều gì đang chờ đợi bé:Bạn hãy giải thích cho bé việc mà các bác sĩ sẽ làm khi đi tiêm. Nói với con rằng, điều đó có thể không dễ chịu lắm, nhưng bạn sẽ luôn ở bên cạnh bé yêu. Giọng nói ngọt ngào, nhẹ nhàng và tình cảm sẽ giúp bé yên tâm hơn. Bởi ngay cả khi còn rất nhỏ, bé cũng có thể hiểu được những gì bạn nói.
* Dùng những mẹo nhỏ giảm đau cho bé:Để giúp trẻ bớt đau hiệu quả do mũi tiêm, từ 1 – 2 giờ trước khi tiêm, bạn có thể sử dụng sản phẩm gây tê làm mát tại chỗ (như Emla). Những sản phẩm này có sẵn trong các đơn thuốc tại các nhà thuốc. Tuy nhiên, một số bác sĩ nhi khoa lại cho đây là điều không cần thiết. Trước và sau khi tiêm, bạn nên tối đa tránh việc bế bé và chạy. Chắc chắn, trẻ sẽ cần sự thoải mái và yên tĩnh để hồi phục lại tinh thần.

* Mang theo đồ chơi bé yêu thích:
Một con thú nhồi bông, cái ti giả, bộ sếp hình, một đồ vật quen thuộc… mà bé yêu thích, sẽ giúp trẻ cảm thấy yên tâm hơn. Ngay trước khi tiêm phòng, bạn có thể đưa cho bé một bình nước đường và mút ti giả. Điều này kích thích sự sản sinh endorphin, các loại hormone có đặc tính giảm đau và giúp tinh thần bé dễ chịu hơn.
Trịnh Sâm (tạp chí Bầu)







Nguồn SKĐS




Theo bau.vn