Nhiều gia đình vì quá chiều chuộng và bao bọc con, khiến trẻ đâm ra mất tự tin, nhút nhát. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành tính cách và cuộc sống sau này của trẻ. Do vậy, bạn cần giúp con thay đổi để thích nghi và hòa nhập với xã hội.





<strong style="text-align: justify;">Những biểu hiện của sự nhút nhát ở trẻ[/B]
- Gào khóc nếu mẹ không bế ẵm.
- Luôn ở bên cạnh mẹ hoặc nhìn thấy mẹ mới yên tâm.
- Không đồng ý để người khác chăm sóc thay mẹ.
- Khóc lóc đòi đi theo mẹ bằng được, hoặc “ăn vạ” nếu mẹ có việc ra khỏi nhà.
- Sợ hãi khi gặp người lạ. Bám chặt lấy mẹ ở chỗ đông người.
- Không chịu rời mẹ ra để chơi với bạn, ít có cơ hội vui chơi với bạn.
- Khóc lóc khi sắp phải đi học, thậm chí rất lâu mới thích nghi được nhà trẻ.
- Việc gì cũng cần đến sự trợ giúp của mẹ, ngay cả những việc có thể tự làm được như: không chịu tự đi, không tự xúc ăn, không tự mặc quần áo, không tự lấy bô, không tự cài quai dép…
Sau 3 tuổi, trẻ nhút nhát biểu hiện hay sợ sệt, kém tự tin, không thích chỗ đông người, ngại ngùng, ít nói. Nếu gặp người lạ trẻ sợ không dám chơi, không dám nhìn thẳng, né tránh tiếp xúc. Gặp các bé khác, trẻ không hứng thú tham gia vào các trò chơi mà hay ngồi một mình.
Nhiều trẻ lại không dám xa rời người thân, nếu phải xa thì luôn cảm thấy lo lắng. Những trẻ này không mạnh dạn, không dám thử một trò chơi mới. Nhiều trẻ sợ tối, sợ ngủ một mình. Bé sợ đến nhà trẻ, cứ đến giờ đi học là quấy khóc và lâu thích nghi với lớp, với bạn. Trong giờ học, cô gọi trẻ không nói, ít chơi với bạn và không tham gia vào các hoạt động.
Đến tuổi học lớp một, trẻ cũng không thích đi học, ít chơi với bạn, không dám giơ tay xung phong phát biểu. Trước khi đi học, mẹ phải sắp xếp giùm sách vở, thúc giục mãi mới chịu đi học. Nhiều trẻ còn sợ đi học.
Nguyên nhântrẻ nhút nhát
Nguyên nhân chủ yếu được cho là do nhiều gia đình ít cho con giao tiếp, quá chiều chuộng bao bọc trẻ. Một số trẻ khác lại sống trong những hoàn cảnh bất lợi như: bố mẹ ly dị, mẹ quá bận việc ít chăm con hoặc bị trầm cảm, bố mẹ kém kỹ năng, không biết âu yếm vỗ về trẻ, không khuyến khích con. Những trẻ bị sống cô lập kéo dài, bị bạn trêu chọc thường xuyên, không có bạn chơi, cũng có nguy cơ trở nên nhút nhát.
Hậu quả của việc bố mẹ quá chăm chút con sẽ làm trẻ mất đi bản năng tự vệ và tự lập, khiến trẻ chậm phát triển do ít được trải nghiệm, trở nên thiếu tự tin, thiếu tự lập, không biết sắp xếp cuộc sống, khả năng hòa nhập kém. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng sống của con, làm trẻ kém hòa nhập, kém thích nghi xã hội. Sau này lớn lên, trẻ sẽ hình sống thu mình, kém tự tin.
Giúp trẻ vượt qua sự nhút nhát
Trước hết, cha mẹ phải tạo cho con môi trường sống ổn định, đầy đủ thương yêu dưới mái ấm gia đình, để trẻ luôn có cảm giác an toàn. Bạn cần luôn gần gũi, thể hiện sự quan tâm tới trẻ thông qua ánh mắt thân thiện, giọng nói thân mật trìu mến, cử chỉ âu yếm vỗ về, luôn khuyến khích động viên để trẻ tự tin.Bố mẹ có thể đi bộ và trò chuyện cùng con, luôn tạo cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động đa dạng vui nhộn, phù hợp với khả năng và sở thích của mình. Giúp trẻ thể hiện khả năng và trí tuệ thông qua những trò chơi, tạo điều kiện để trẻ khởi xướng trò chơi, khám phá cái mới và tương tác với người cùng chơi. Bên cạnh đó, nên cho con tham gia các hoạt động vui chơi với bạn cùng lứa tuối để được hòa mình và tương tác. Tùy theo giới và lứa tuổi mà tổ chức trò chơi phù hợp. Các trò chơi tĩnh tạo sự thư thái yên bình, còn những trò chơi động giúp trẻ vui vẻ, sảng khoái, đều rất cần thiết.Đi bộ, đi xe đạp, tập thể dục, tập múa… cũng là những hoạt động giúp trẻ cảm thấy thoải mái, làm giảm đi sự uể oải, mệt mỏi và tạo cho trẻ sự năng động.

Với các bé ở lứa tuổi mầm non, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tự lập càng sớm càng tốt theo sự phát triển của hệ thần kinh. Luôn khen ngợi khi trẻ làm việc tôt. Nếu trẻ mắc lỗi hoặc không nghe lời, bạn nên giải thích cho con hiểu, tránh đánh mắng.Từ 5-6 tuổi, trẻ cần được rèn luyện tính tự tin và kỹ năng xã hội. Dạy trẻ cách chơi cùng bạn, hướng dẫn cách giải quyết vấn đề như phải làm gì khi bị bạn xô đẩy, giằng mất đồ chơi… Ngoài ra, bạn cũng nên giao một số việc trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ tự làm và khen ngợi khi con hoàn thành, để giúp trẻ vui và tự tin hơn. Nếu con đi học về không kể chuyện trường lớp, bố mẹ có thể hỏi trẻ nhận xét về người bạn, về trò chơi, về sinh hoạt ở lớp. Cho trẻ nói lên cảm nghĩ của mình sau khi tham gia các hoạt động ở lớp. Sau khi đã được nghe kể chuyện, bố mẹ không nên lẩn tránh những khó khăn của trẻ, mà cần bàn bạc và tìm cách giải quyết cùng con. Bạn cũng có thể thông qua các trò chơi phân vai, những câu chuyện tình hay huống xã hội để giúp trẻ tìm cách giải quyết vấn đề và giải tỏa cảm xúc khó chịu.
Thường xuyên gần gũi, tập luyện cho trẻ sống hài hòa với mọi người và môi trường xung quanh, tạo cho trẻ tính tự lập và sự tự tin, sẽ giúp con vượt qua tính nhút nhát một cách tôt nhất.Sự yêu thương con là vô hạn, nhưng sự quan tâm chăm sóc con có chừng mực sẽ tạo điều kiện tốt giúp trẻ tự tin, phát triển tính độc lập. Có như vậy thì sau này, trẻ mới hình thành nên nhân cách hài hòa và thích nghi tốt với cuộc sống.

Th.s Quách Thúy Minh – BV Nhi TƯ (tạp chí Bầu)
















Nguồn SKĐS




Theo bau.vn