Tiêm phòng luôn cần thiết và là yêu cầu bắt buộc, để bảo vệ sức khỏe cho con em của bạn. Tuy nhiên gần đây, có nhiều “rắc rối” xảy ra quanh việc tiêm vaccin phòng bệnh cho trẻ nhỏ. Nhằm giúp phụ huynh có thêm những thông tin và cách chăm sóc khi tiêm ngừa cho bé, Bầu đã tham khảo ý kiến của các bác sĩ thuộc Trung tâm Y tế Dự phòng (70 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội).





<strong style="text-align: justify;">Những trẻ không nên tiêm phòng[/B]
Tiêm vaccin phòng bệnh rất tốt cho trẻ, nhưng không phải bé nào được tiêm phòng cũng đều có lợi. Với những trẻ mắc một trong các bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi, tràn dịch màng phổi..., thì việc tiêm phòng sẽ gây hại và rất nguy hiểm. Những trường hợp này, việc tiêm phòng sẽ được hoãn lại và chờ ý kiến quyết định của bác sĩ chuyên khoa.

Trước khi tiêm

Cha mẹ cần chuẩn bị đầy đủ sổ tiêm chủng của bé, cho bé ăn nhẹ (không nên cho ăn quá no, cũng không để nhịn đói vì có thể hạ đường huyết sau tiêm). Việc thông báo với bác sĩ về tình trạng của con là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Vì thế, để tránh những điều không hay xảy ra, trước khi tiêm, phụ huynh cần thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng hiện tại của con mình (như bé có mắc các bệnh mãn tính không, có bị sốt không, đã từng bị dị ứng với loại thuốc nào hay chưa…).
Kiểm tra thuốc
Khi bắt đầu chuẩn bị cho bé tiêm, cha mẹ cần kiểm tra xem vaccin tiêm cho trẻ còn hạn sủ dụng không, có đúng tên loại vaccin được tiêm hay không, kim tiêm còn nguyên trong bao không… Nếu thấy thắc mắc gì, bạn không nên ngần ngại, mà cần hỏi ngay y tá về những băn khoăn đó.
Sau khi tiêm
Tốt nhất, bạn cần để con ở lại 20 - 30 phút, xem trẻ có bị dị ứng với vaccin hay không. Nếu thấy những biểu hiện lạ của con sau tiêm như khó thở, nôn trớ, da mẫn đỏ, tiêu chảy hay sốt, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ.
Sốt nhẹ
Nếu sốt nhẹ dưới 38,5ºC, bạn dùng khăn nhúng nước ấm chườm cho trẻ. Sốt trên 38,5º thì dùng thuốc hạ sốt cho bé (liều lượng theo cân nặng và cần tham khảo ý kiến bác sĩ). Sau khi tiêm, các mẹ cần cho trẻ bú hay uống nhiều nước, thức ăn của bé cũng lỏng hơn bình thường.

Biểu hiện nguy hiểm

Bé sốt cao trên 39ºC, co giật, chân tay lạnh, tím tái, khó thở, quấy khóc, không đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường, bỏ bú, chỗ tiêm sưng to, đỏ tấy… là những biểu hiện khá nguy hiểm. Khi đó, cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến cáccơ sở y tế.
Chỗ tiêm bị sưng đỏ, đau…
Hiện tượng này có thể tồn tại 1 - 2 ngày sau khi tiêm. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi, không đáng ngại. Trường hợp tiêm mũi lao, còn có thể mưng mủ và tạo sẹo 2-4 tuần. Bạn không nên dùng tay nặn hay lấy bất cứ thứ gì (lòng trắng trứng gà, miếng dán hạ sốt… ) đắp vào chỗ tiêm bị mưng mủ, sưng tấy của bé, vì không những có hiệu quả mà còn có thể gây thêm bệnh cho con.
<strong style="line-height: 15.6pt; text-align: right;">Tường Lâm (tạp chí Bầu)[/B]
<strong style="line-height: 15.6pt; text-align: right;">
[/B]



Nguồn SKĐS




Theo bau.vn