Ho, sốt, viêm họng là những biểu hiện thường gặp ở trẻ, nhất là khi tiết trời trở lạnh. Nhằm giúp phụ huynh có thêm nhiều cách hay trị ho, viêm họng cho con mình, Bầu xin chia sẻ một số kinh nghiệm từ các bà mẹ.





-<strong style="text-align: justify;"> Thúy Hằng[/B]<em style="text-align: justify;">(Học viện Báo chí Tuyên truyền):[/I]Với trẻ dưới 1 tuổi, hãy để bé nằm nghiêng, rồi nhỏ nước muối sinh lý vào mũi (từng bên một). Phương pháp này an toànvới cả các bé mới vài tháng tuổi. Bên cạnh đó, kết hợp với bài thuốc như sau: Rau diếp cá rửa sạch, giã nhuyễn, rồi cho vào nước vo gạo đun sôi nhỏ lửa từ 20 - 30 phút. Bắc ra để nguội, lọc lấy nước cho bé uống từ 2 - 3 lần/ ngày, sau bữa ăn khoảng 1 giờ (có thể cho thêm chút đường để dễ uống). Trong thời gian dùng thuốc, hạn chế cho bé ăn đồ tanh như tôm, cua, thịt gà. Thức ăn nên xay nhuyễn để bé dễ nuốt, dễ tiêu, đề phòng gợn cổ khi nôn trớ ra đờm.


-Khánh Hiền(Trường Mầm non Hoa Sữa, Hà Nội):Khi con bị viêm họng, ho rát cổ, mình giã 1 củ nghệ tươi, trộn với ít mật ong, cho bé uống 3 lần mỗi ngày (mỗi lần khoảng 1 thìa café). Uống liền trong 2 - 3 ngày, bé đã có thể hết ho. Bạn có thể giã thật nhiều nghệ 1 lần và cho vào hộp kín, để trong tủ lạnh dùng dần. Lúc nào cho bé uống, chỉ cần lấy ra ngâm vào bát nước nóng. Đây là hỗn hợp khá dễ uống đối với các bé, nên các mẹ hãy thử nhé!
- Thùy Dương(Công ty cổ phần Kỹ thuật Đông Dương Việt, Tp. HCM): Mình dùng quất vỏ xanh, cắt lát mỏng (bỏ hạt), cho vào chén nhỏ đổ ngập mật ong, rồi đem hấp cách thủy. Sau đó, cho bé uống hỗn hợp này mỗi lần khoảng 1 - 2 thìa cafe. Nếu ngọt quá và đặc, có thể cho thêm ít nước ấm để bé dễ uống. Uống trong vài ngay là bé có thể sẽ đỡ hơn rất nhiều. Chị dâu mình có một cách cũng khá hay và hiệu quả. Đó là, giã nát 1 củ gừng cùng ít muối hột, rồi hòa tan trong một lượng nước ấm 40º. Sau đó, dùng nước này ngâm chân cho bé trong vòng 20 phút, thêm nước ấm để duy trì nhiệt độ. Vừa ngâm, vừa massage gan bàn chân, rồi lau khô và xoa dầu gió vào gan bàn chân và đi tất. Bạn có thể thực hiện cách này 2 lần trong ngày (sáng – tối) hoặc chỉ cần 1 lần vào buổi tối.
* Một số lưu ý: Bác sĩ Nguyễn Tuyết Xương (Trưởng Khoa Tai mũi họng - BV Nhi Trung ương) cho biết, ho hay sổ mũi, sốt đều là triệu chứng có lợi của cơ thể. Ho nhiều là phản xạ khạc nhổ các dịch tiết (đờm), chất nhày từ mũi xuống họng, nếu trẻ ho được thì lại nhanh khỏi bệnh. Trẻ bị ho thường chán ăn, nên cần cho bé ăn thức ăn loãng, có nhiều nước, giúp làm loãng đờm và không bị kích thích ho nhiều. Trẻ ho nhiều có thể nôn ngay sau khi vừa ăn xong, kèm theo nhiều đờm. Trước khi ăn, cho trẻ uống vài thìa nước, rồi đặt bé nằm sấp, vỗ lưng, ngăn đờm không còn đọng ở cổ, giúp trẻ đỡ ho và ăn bớt nôn.


Với những bài thuốc kinh nghiệm chữa ho nêu trên, bạn nên cho bé uống theo cách thấm dần ở đầu lưỡi, từ ít đến nhiều. Bế trẻ theo tư thế để đầu và cổ hơi cao so với bụng, tránh cho bé không bị trớ, nôn hoặc sặc. Khi cho bé uống, bạn nên dùng tay vuốt từ mõm ức xuống rốn. Cho uống nhiều nước sẽ giúp trẻ dịu họng, loãng đờm nhanh và giảm ho.
Bảo Hân (bau.vn)



Nguồn SKĐS




Theo bau.vn