Với trẻ nhỏ, được trải nghiệm qua những trò chơi là một niềm đam mê. Qua đó, trẻ được học hỏi, sáng tạo và khám phá thế giới đầy màu sắc. Và, trò chơi từ đất nặn mang lại cho trẻ tất cả những điều đó cùng sự hứng thú, say mê…





<strong style="text-align: justify;">Từ 10 đến 18 tháng: Trượt giữa những ngón tay[/B]
Ở độ tuổi này, bạn nên chọn loại đất nặn mềm, màu sắc vui mắt, không độc hại, để trẻ có thể dễ dàng nhào trộn và không phải lo lắng nếu bé đưa tay lên miệng. Khi được cầm trong tay những nắm đất nặn, bạn sẽ không thể đoán trước được vô vàn những khám phá thú vị của trẻ. Nhưng do khả năng của các bé còn khá “vụng về”, nên đất nặn chỉ có thể được trẻ tách ra, rồi dính lại trên bàn tay và trượt trên các ngón tay của bé. Tuy nhiên, nhào đất nặn là một bài tập vật lý rất hấp dẫn, giúp các cơ bắp của trẻ được làm việc. Bé cũng học được những động tác cần thiết cho sau này, thông qua cách điều khiển các ngón tay (và cả móng tay) để cấu, xé, ấn, đẩy…

Từ 18 đến 30 tháng: Thật là sống động!

Lúc này, “kiến thức” về đất nặn của bé đã được hình thành. Bạn hãy dạy bé cách lấy một mẩu đất nặn và xoa chúng vào giữa lòng bàn tay, để có thể tạo ra những đồ vật, đồ chơi khác nhau. Ban đầu, bạn tập cho bé nặn những viên bi, con rắn, hoa quả… Vui nhộn hơn, bạn hãy cắt những miếng đất nặn thành những khoanh lớn, rồi tán thật mỏng để tạo ra những vòng tròn kích cỡ khác nhau và hướng dẫn bé làm các hình bát, đĩa, xoong, nồi... Sau đó, nhanh chóng đặt các “tác phẩm” đầu tiên của bé lên giá sách và khen ngợi tài nhào nặn của con. Quan trọng hơn là làm sao để trẻ cảm nhận rằng, bạn rất tự hào về “công việc” của bé. Chính mong muốn làm bạn vui sẽ thúc đẩy bé học hỏi và sáng tạo và để khoe với bạn về “thành tích” của mình.
Từ tháng thứ 30: Có tính tượng hình hơn…
Bây giờ, cùng với những công cụ hỗ trợ, bé có thể làm những “chi tiết” tỉ mỉ hơn: những viên bi tròn đẹp hơn, những chiếc kẹo xinh xắn và những con rắn mảnh mai, tinh tế hơn. Bé cũng có thể làm được hình búp bê với mái tóc dài hay những con mèo xinh xắn… Bé đã có thể tự làm mọi thứ mà không cần sự tham gia giúp đỡ của bạn.

Giúp bé từng bước

* Đẩy vào và kéo ra: Đầu tiên, bạn hãy đưa cho bé những nắm đất nặn cùng một chén đồ chơi hay hộp diêm rỗng… Lúc này, bé thích đổ đầy đất nặn vào trong đó rồi lại lấy… ra hết. Việc dễ dàng ấn đất nặn vào thật thích thú với các bé, nhưng lấy nó ra lại không đơn giản. Nhiều lần như vậy, những ngón tay của bé sẽ làm quen với các thao tác khi trượt trên bề mặt và giữ chúng lại.
* Những “dấu ấn” đi qua: Hãy dát trên mặt bàn (trước mặt bé) một miếng đất nặn và đưa những đồ dùng có nhiều góc cạnh như bông lúa, đồ chơi công trường xây dựng… để bé in hình những dấu vân lên trên. Sau đó, bạn hãy hướng dẫn con cắt những dấu hình ấy ra và bầy trên giá sách của bé.
* Hình dạng và chất liệu: Để trước mặt bé nhiều mô đất nặn màu sắc khác nhau, trên những tờ giấy khác nhau. Tiếp theo, bạn đưa cho bé hình các khuôn bánh, đồng tiền hoặc hình những trái tim, cây thông… để bé xem. Sau đó, hướng dẫn bé cách làm thế nào để có được những hình mong muốn. Khi bé biết sử dụng những công cụ này một cách thuần thục, bạn hãy gợi ý bé trộn các màu sắc vào với nhau để làm ra nhiều đồ vật sinh động.
<strong style="text-align: right;">Nguyễn Thu Hà [/B](bau.vn)






Nguồn SKĐS




Theo bau.vn