Để chuẩn bị cho bé những bữa ăn tốt nhất, các bậc cha mẹ có thể tham khảo những thông tin sau đây về khẩu phần ăn mẫu cho bé từ 1 – 3 tuổi.





<em style="text-align: justify;">Dinh dưỡng luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ. Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp bé phát triển toàn diện cả về thể lực và trí lực.Để chuẩn bị cho bé những bữa ăn tốt nhất, các bậc cha mẹ có thể tham khảo những thông tin sau đây về khẩu phần ăn mẫu cho bé từ 1 – 3 tuổi.[/I]
Từ 12 – 18 tháng tuổi
* Các loại thực phẩm:
- Sữa nguyên chất.
- Chế phẩm từ sữa (pho mát, sữa chua nguyên kem, bơ…).
- Bột ngũ cốc chứa nhiều sắt (gạo, lúa mạch, lúa mỳ, yến mạch, ngũ cốc tổng hợp…).
- Có thành phần ngũ cốc như bánh mỳ đen, mỳ ống…
- Hoa quả: dưa hấu, đu đủ, mơ, bưởi, cam, quýt…
- Rau củ: bông cải xanh, súp lơ…
- Giàu protein: trứng, thịt, cá, bơ đậu phộng…
- Nước trái cây.
- Có thể dùng được mật ong.
* Lượng thức ăn chuẩn một ngày:
+ 2 – 3 phần chế phẩm từ sữa (1 phần = 1/2 cốc sữa, 30g pho mát, 1/3 – 1/2 cốc sữa chua).
+ 4 – 6 phần ngũ cốc (1 phần = 1/4 - 1/3 cốc ngũ cốc, 1/4 cốc gạo hoặc mỳ ống, 1/4 – 1/2 lát bánh mỳ đen).
+ 1/4 - 1/2 cốc hoa quả.
+ 1/4 - 1/2 cốc rau xanh.
+ 2 phần thực phẩm giàu protein (1 phần = 2 thìa canh thịt lợn, thịt gia cầm hoặc cá, 1 quả trứng, 1/4 cốc đỗ nấu chín, 1 thìa cà phê bơ đậu phộng).
+ 100ml nuớc hoa quả.


* Chú ý: Thức ăn cần được băm nhuyễn, thái nhỏ và ninh dừ để hạn chế tối đa nguy cơ hóc nghẹn cho bé. Mỗi khi cho bé ăn một loại thực phẩm mới, bạn hãy ngừng ít nhất 3 ngày sau mới cho ăn lại để kiểm tra xem bé có bị dị ứng với loại thực phẩm đó hay không. Bạn có thể tập cho bé tự cầm thìa xúc thức ăn và đừng ngại nếu bé làm vung vãi đồ ăn ra khắp nơi. Vì như vậy, bé mới có thể hoàn thiện dần được kĩ năng của mình.
Từ 18 – 24 tháng tuổi
* Các loại thực phẩm:
- Sữa nguyên chất.
- Các chế phẩm từ sữa (pho mát, sữa chua nguyên kem, bánh pudding, váng sữa).
- Bột ngũ cốc chứa nhiều sắt (gạo, lúa mạch, lúa mỳ, yến mạch, ngũ cốc tổng hợp…).
- Thực phẩm có thành phần ngũ cốc như bánh mỳ đen, mỳ ống, bánh quy, bánh gạo…
- Các loại quả tươi nấu chín hoặc đóng hộp, bỏ hạt như táo, chuối, đào, dâu tây, lê, anh đào, nho, mận, cam, bưởi…
- Với hoa quả sấy như táo, mơ, đào, lê, mận, nho, mít… (cần ngâm nước cho mềm để bé không bị hóc).
- Rau củ nấu chín và thái nhỏ như cà rốt, đậu xanh, súp lơ, bông cải xanh, rau chân vịt, khoai tây, đỗ Hà Lan…
- Thực phẩm giàu protein như trứng, thịt, cá, đậu phụ, bơ đậu phộng…
- Nước hoa quả.
* Lượng thức ăn chuẩn một ngày:
+ 2 – 3 phần chế phẩm từ sữa (1 phần = ½ cốc sữa, 30g pho mát, 1/3 – 1/2 cốc sữa chua, 1/4 chiếc bánh pudding).
+ 6 phần ngũ cốc (1 phần = 1/4 – 1/2 chiếc bánh mỳ, 1 – 2 chiếc bánh quy, 1/4 cốc gạo hoặc mỳ, 1/3 – 1/2 cốc ngũ cốc ăn liền).
+ 2 – 3 phần hoa quả ( 1 phần = 1/4 cốc hoa quả tươi, 1/8 cốc hoa quả sấy, 1/4 – 1/2 cốc nước hoa quả).
+ 2 – 3 phần rau xanh (1 phần = 1 – 2 thìa canh rau).
+ 2 phần protein (1 phần = 2 thìa canh thịt hoặc cá, 1 quả trứng, 1/4 cốc đậu phụ hoặc đậu Hà Lan nấu chín, 1 thìa bơ đậu phộng).
* Chú ý:Ở lứa tuổi này, bé vẫn có nguy cơ bị hóc nghẹn. Vì thế, bạn cần lưu ý chế biến thức ăn nhỏ và nhuyễn, đồng thời quan sát và để ý mỗi khi bé ăn.
Từ 24 – 36 tháng tuổi
* Các loại thực phẩm:
- Sữa có hàm lượng chất béo thấp.
- Các chế phẩm từ sữa (pho mát, sữa chua tách béo, bánh pudding…)
- Bột ngũ cốc chứa nhiều sắt (gạo, lúa mạch, lúa mỳ, yến mạch, ngũ cốc tổng hợp…).
- Thực phẩm có thành phần ngũ cốc như bánh mỳ đen, mỳ ống, bánh quy, bánh gạo…
- Hoa quả tươi ngâm rửa sạch, bỏ hạt.
- Hoa quả sấy như táo, mơ, đào, lê, mận, nho, mít… và cần ngâm cho mềm.
- Rau xanh nấu chín.
- Thực phẩm giàu protein: trứng, thịt, cá, đậu phụ, đậu Hà Lan, bơ đậu phộng…
- Nước hoa quả.
* Lượng thức ăn chuẩn một ngày:
+ 2 – 3 phần chế phẩm từ sữa (1 phần = 1/2 cốc sữa, 15 – 20g pho mát, 1/2 cốc sữa chua, 1/4 – 1/2 chiếc bánh pudding).
+6 phần ngũ cốc (1 phần = 1/2 chiếc bánh mỳ, 1 – 2 chiếc bánh quy, 1/4 – 1/2 cốc gạo hoặc mỳ ống, 1/3 – 1/2 cốc ngũ cốc ăn liền).
+ 2 – 3 phần hoa quả ( 1 phần = 1/4 – 1/2 cốc hoa quả tươi hoặc đóng hộp, 1/4 – 1/2 cốc nước ép hoa quả).
+ 2 – 3 cốc rau xanh (1 cốc = 2 – 3 thìa canh).
+ 2 phần thực phẩm giàu protein (1 phần = 2 thìa canh thịt hoặc cá, 1quả trứng, 1/4 cốc đậu phụ hoặc đậu Hà Lan, 1 thìa bơ đậu phộng).
* Chú ý: Giai đoạn này trẻ có thể ăn ít hơn trước, nên bạn cần đảm bảo cung cấp đủ luợng calo mỗi ngày cho bé (khoảng 40kcl/2,54cm chiều cao - Viện Nhi khoa Hoa Kỳ).
Thùy Linh (Tạp Chí Bầu)




Nguồn SKĐS




Theo bau.vn