Sự tự tin phải được rèn luyện ngay từ khi con nhỏ và vai trò của bố mẹ là rất quan trọng. Chính bạn phải là người giúp con mình tự tin trong cuộc sống thông qua những "chìa khóa" sau đây.





<strong style="text-align: justify;">Phát triển tinh thần trách nhiệm [/B]
Đa số cha mẹ thường sắp xếp lại phòng, thu gom đồ chơi, lau chùi đồ vật... của con trẻ sau khi chúng chơi nghịch và bày ra bừa bộn. Sao bạn không để con cùng tham gia làm những việc đó để tạo cho trẻ cơ sở của tinh thần trách nhiệm cùng sự tự tin? Hãy giao cho trẻ những việc phù hợp với sức vóc của mình, như: sắp xếp đồ vừa đi mua sắm về, dọn bàn ăn... Không giao những việc quá sức và tuyệt đối, đừng đặt trẻ vào tình trạng thất bại. Như vậy, trẻ sẽ tự chứng minh được vai trò và vị trí của mình trong gia đình. Tham gia chơi cùng và giới thiệu với con cách sắp xếp đồ đạc như một trò chơi, ví dụ như cách sắp xếp những miếng ghép trong trò xếp hình, đặt những cuốn sách lên giá sách, gọi tên các đồ vật..., bạn không những giúp bé phát triển vốn từ vựng mà còn phát triển tinh thần trách nhiệm, đem lại sự tự tin cho con.

Thúc đẩy tính tự giác

Nếu muốn giúp đỡ con phát triển sự tự tin, điều quan trọng là bạn hãy để trẻ trải nghiệm sự việc trước khi can thiệp. Chẳng hạn, em bé đang cố trèo bậc thang lần đầu tiên. Phản xạ của bạn sẽ là ngăn lại bởi thấy nguy hiểm. Đó là hành động cần thiết nhưng tốt hơn, nên cạnh bên và cổ vũ cho con bởi dù sao, bạn cũng không thể ngăn cản mãi những bước đi đầu đời của trẻ. Điều đó sẽ giúp con bạn có được sự tự tin và sau này, có thể tự xoay sở trong mọi trường hợp. Bạn cũng luôn phải cổ vũ con đi về phía trước, đối mặt với những điều mới mẻ, lạ lẫm. Tuy nhiên, không nên quá thúc ép trẻ, hãy nắm tay đi cùng con và biết buông tay nếu thích hợp. Đồng thời, bạn cũng đừng thể hiện sự lo lắng mà hãy nhẹ nhàng khen ngợi với mỗi thành công mới của trẻ. Nếu cảm thấy bạn tin tưởng và hạnh phúc về những tiến bộ, trẻ sẽ đến với cuộc chinh phục tính tự giác dễ dàng hơn.

Đánh giá cao cố gắng và những thành công

Chắc chắn, con bạn sẽ trải qua những tình huống không giống như mong đợi của cha mẹ hay của chính các bé. Khi ấy, bạn hãy xem như đó là những bài học trải nghiệm. Để giúp con phát triển tính tự giác, bạn cần đánh giá cao những cố gắng, sự sẵn sàng và động cơ của trẻ. Trước mặt người khác, đừng ngại ngần khen ngợi và nói rằng, bạn tự hào về những gì con đã làm được. Chẳng hạn như, khi người trông trẻ nói với bạn rằng bé tè dầm. Bạn đừng thể hiện sự xấu hổ hay tội lỗi. Đơn giản, hãy cười và nói rằng, điều đó sẽ sớm kết thúc vì chỉ là tai nạn và bạn tự hào bởi bé đã chấp nhận không đóng bỉm nữa. Nếu cô giáo cho biết, trẻ không làm được bài tập giao hôm nay, bạn cũng đừng nói về thất bại hay về lỗi, mà hãy nói về bài học và sự kiên nhẫn. Khi bạn nhìn nhận sự việc một cách tích cực, trẻ sẽ cảm thấy cần tự giác sửa sai và tự tin để phát huy tốt hơn. Đặc biệt, bạn đừng ngại ngần để con mình khám phá bởi các bé luôn thích tìm tòi và khám phá, nhất là trong lĩnh vực thể thao hay nghệ thuật. Những hoạt động này thường đem lại cho trẻ một biện pháp diễn đạt và khả năng tự đánh giá thông qua đôi mắt của bé và của những người khác. Chính nó cho phép trẻ đạt được sự tự tin cần thiết.
<strong style="text-align: right;">Trịnh Sâm[/B] (bau.vn)






Nguồn SKĐS




Theo bau.vn