Do đã quen với việc được dành trọn sự yêu thương, chăm sóc từ bố mẹ nên khi có thêm em bé, con đầu của bạn sẽ cảm thấy bị hụt hẫng bởi “bị” san sẻ tình cảm. Thậm chí, một số bé còn bị stress, bỏ ăn và sống thu mình hơn. Nhằm giúp con làm quen và dành tình yên thương cho em bé mới, bạn hãy tham khảo những lời khuyên sau đây của bác sĩ tâm lý Thúy Minh.





<strong style="text-align: justify;">Trong thời gian mang thai[/B]
Bằng cách nào đó thật tế nhị và tình cảm, bạn nên khéo léo “thông báo” cho trẻ biết là mình sắp có một em bé chào đời. Ngay trong thời gian của thai kỳ, bạn hãy khuyến khích con làm quen, trò chuyện và “giao tiếp” với em bé bằng cách đặt tay lên bụng mẹ để cảm nhận những cử động của thai nhi, hoặc bạn có thể nói: “Con nói chuyện với em đi, em rất thích được nghe giọng con đấy! Con muốn đặt tên em là gì nào?…”. Bên cạnh đó, bạn cũng cho con được tham gia vào các công việc chuẩn bị đón em bé chào đời như: trang trí phòng nhỏ, chọn quần áo, nôi cũi cho em bé…

Thời gian sinh em bé ở bệnh viện

Dù sinh thường hay sinh mổ, chắc chắn bạn cũng phải ở lại bệnh viện để được theo dõi ít nhất sau 2 ngày mới được về nhà. Trong thời gian này, bố nên sắp xếp để con trẻ vào thăm mẹ và em bé càng sớm càng tốt. Lúc con đến thăm, mẹ hãy dành sự chú ý để làm sao cho trẻ biết được, rằng bạn luôn quan tâm và nhớ con qua sự ôm ấp, cưng nựng hay đơn giản, là trò chuyện thật nhiều với con. Mẹ có thể hướng dẫn con đến gần xem em bé, đặt một nụ hôn nhẹ nhàng lên má em (nếu em bé mới sinh còn thức), hỏi con cảm nhận về em bé thế nào, giống ai, có đáng yêu không…

Khi em bé về nhà

Khi trở về nhà, bạn nên nhờ người thân bế em bé để hỏi han, vuốt ve và âu yếm con. Đừng quên mua cho trẻ một món quà yêu thích và nói rằng: “Đây là quà của em bé tặng cho anh (chị) đấy!”. Trong những tuần đầu, bạn sẽ bận rộn và mất nhiều thời gian dành cho bé mới sinh, nhưng không vì thế mà lơi là với con lớn. Bạn phải sắp xếp và dành riêng một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày để hai mẹ con có thể trò chuyện, gẫn gũi, chơi đùa với nhau. Khi tắm cho em bé, hãy giao cho trẻ một vài việc như: lấy tã, quần áo, tăm bông… Như vậy, trẻ sẽ thấy mình thật “cần thiết” và luôn sẵn sàng giúp mẹ. Bạn cũng đừng quên kể lại cho trẻ nghe ngày trước, con cũng được chăm sóc như em bé bây giờ. Đồng thời, hướng dẫn trẻ cách thỏ thẻ, trò chuyện với em bé bằng những lời dịu dàng. Đôi lúc, cha mẹ cũng diễn tả các cử chỉ hay hành động của em bé muốn nói lên điều gì để trẻ có thể hiểu và tạo sự liên hệ mật thiết với em bé.
Một số lưu ý
- Không nên chê trách con trẻ và khen em bé trước mặt những người khách đến chơi, dù chỉ là những lời nói trêu đùa, vui vẻ.
- Đừng để con lo lắng vì sợ bị “ra rìa”. Hãy nói cho trẻ biết bạn rất yêu con và dành nhiều thời gian cho con hơn nữa.
- Cố gắng đừng thay đổi nếp sống của con. Nên duy trì thói quen mà bố mẹ thường làm hằng ngày cho trẻ và lắng nghe những câu chuyện của bé.
Bảo Hân (bau.vn)




Nguồn SKĐS




Theo bau.vn