Theo bác sĩ tâm lý Lã Thị Bưởi, số trẻ chậm phát triển trí tuệ ngày một tăng nhiều. Bên cạnh đó, do cha mẹ phát hiện muộn nên việc điều trị và áp dụng các phương pháp giúp đỡ trẻ cũng gặp khó khăn hơn.





Một số nguyên nhân
Bác sĩ Lã Thị Bưởi cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm phát triển trí tuệ như chế độ chăm sóc, dinh dưỡng chưa đúng hoặc do bệnh lý…
* Khi mang thai: Mẹ ăn uống thiếu dưỡng chất dẫn tới suy dinh dưỡng nặng. Thai phụ uống quá nhiều rượu, tiếp xúc với hoá chất, thuốc trừ sâu, nhiễm virus, bị chấn thương, mắc bệnh tuyến giáp trạng, nhiễm độc chì nặng...
* Trong lúc sinh: Thời gian sinh kéo dài hoặc bị rau thai quấn cổ, bé sinh non, bị ngạt khi sinh hoặc có sự can thiệp sản khoa...
* Sau sinh: Trẻ bị viêm não, vàng da kéo dài, mắc chứng co giật, bị tai nạn hoặc suy dinh dưỡng nặng. Cha mẹ chăm sóc con không đúng cách, ít chơi với trẻ. Trẻ bị lạm dụng hoặc bị bỏ rơi.

Giúp trẻ thế nào?

Cũng theo bác sĩ Lã Thị Bưởi, khi phát hiện trẻ bị chậm phát triển trí tuệ, cần can thiệp toàn diện phục hồi chức năng để kích thích phát triển về vận động thô, kỹ năng giao tiếp và tăng khả năng tư duy.
* Với trẻ dưới 1 tuổi:Ngoài sự giúp đỡ của bác sĩ, cha mẹ nên khuyến khích, kiên nhẫn tập cho con từng động tác như ngồi, đứng, nói… Đồng thời, tạo cơ hội cho con được chơi với bạn cùng lứa tuổi, để bé thể hiện và bắt chước các hành động của trẻ khác. Nếu con chưa làm được ngay, bạn cần kiên trì giúp đỡ đến khi bé thực hiện thuần thục. Bạn cũng đừng quên khen ngợi mỗi lần bé làm thành công.
* Ở trẻ lớn hơn: Cha mẹ không nên quát tháo, la mắng, cằn nhằn con trẻ mà hãy tự hỏi rằng: “Mình cần làm gì?”. Sự bình tĩnh kết hợp với những hành động thường hiệu quả hơn lời nói. Trẻ nhỏ thường giàu cảm xúc, có thể đùa nghịch, vui giỡn bất cứ lúc nào. Bạn phải biết “chấp nhận” để cùng hòa nhịp và luôn cần sự tỉnh táo, làm chủ để không bị cuốn theo những xúc cảm thái quá của trẻ. Bạn cũng không nên quá kỳ vọng ở con mình về một điều gì đó. Tùy theo mức độ phát triển và lứa tuổi, cha mẹ nên quyết định loại hình hoạt động nào phù hợp cho con theo học. Bạn nên bắt đầu từ những việc đơn giản, rồi đến phức tạp hơn sau khi trẻ đã làm được những điều dễ dàng.

Hầu hết, trẻ thường chỉ “gắn kết” với những người mà chúng tin tưởng và dĩ nhiên, trở thành người bạn tin cậy của con luôn là niềm hạnh phúc của cha mẹ. Hãy bắt đầu giúp trẻ bằng những cử chỉ nhẹ nhàng, âu yếm, qua tâm sự, trò chuyện và cả những quy định thưởng phạt nghiêm khắc. Bạn nên giải thích rõ ràng về điều mà mình mong muốn ở trẻ và luôn khích lệ, ngợi khen khi trẻ hoàn thành tốt những việc đó. Không chỉ kiên nhẫn hướng dẫn, bạn còn phải là tấm gương tích cực cho con.
Nhận biết sự phát triển trí tuệ của bé theo độ tuổi:




Khả năng thích ứng


Bình thường


Nghi ngờ chậm




Biết “hóng chuyện” và cười


1 – 4 tháng


Từ 4 - 6 tháng




Giữ thẳng đầu


2 - 6 tháng


> 6 tháng




Tự ngồi


5 – 10 tháng


> 12 tháng




Tự đứng


9 – 14 tháng


> 18 tháng




Đi vững


10 – 20 tháng


> 20 tháng




Nói câu ngắn (2 – 3 từ)


16 – 30 tháng


> 3 tuổi




Tự ăn uống và gọi được tên mình


2 – 3 tuổi


> 4 tuổi




Tự đi vệ sinh


3 – 4 tuổi


> 4 tuổi




Nguyễn Vương (bau.vn)





Nguồn SKĐS




Theo bau.vn