Được coi là không tốt vì gây ra bệnh béo phì, nên đường có thể bị đưa ra khỏi các món ăn của trẻ. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu lại là sự hoạt động thể chất và cách chúng ta cho con ăn chất này. Do vậy, bạn cần biết sử dụng liều lượng hợp lý trong các bữa ăn của trẻ.







Đường đơn và đường đa
Đường được chia làm 2 loại: đường đơn và đường đa. Những thức ăn có nguồn gốc từ chất bột và rau sẽ được phân vào loại đường được máu hấp thu chậm (đường đa). Đường có trong các loại hoa quả, được xếp vào loại đường đơn. Tốc độ đồng hóa đường có trong một thức ăn nào đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cách chế biến (nấu chín, hòa cùng nước…), thức ăn mà trẻ ăn kèm, nguồn gốc glucid và cách trẻ tiêu thụ những món ăn này. Ban ngày hoạt động nhiều, trẻ nên ăn đường đơn. Buổi tối, cơ thể trẻ sẽ cần đến đường đa. Tự bản thân đường đã mang lại năng lượng nhưng khi kết hợp với các đồ ăn khác giàu protein và chất béo, nó có thể gây ra việc thừa cân ở trẻ.

Mang lại niềm vui và năng lượng

Phần lớn, trẻ đều yêu thích đường cho đến khi tận 7 tuổi. Gắn liền với một cảm giác dễ chịu, đường mang lại niềm vui trong các hoạt động của trẻ và hơn thế, nó đem lại nguồn năng lượng. Không có glucose, oxygen không thể di chuyển trong cơ thể. Đường chuyển hóa thành glucose trong máu sẽ đảm bảo cho nhu cầu năng lượng của tất cả các cơ quan trong cơ thể, bắt đầu từ bộ não. Não bộ không bao giờ ngừng hoạt động, ngay cả khi trẻ ngủ. Và, chỉ một mình cơ quan này cũng có thể tiêu thụ một nửa năng lượng của trẻ.
Hồng Trịnh (bau.vn)







Nguồn SKĐS




Theo bau.vn