Tự tay chuẩn bị thức ăn là cách tuyệt vời để cung cấp đủ dưỡng chất cho thiên thần nhỏ. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bé, bạn cần lưu ý đến lượng nitrate có trong một số loại rau bởi những tác hại của nó.





Nitrate là gì?
Nitrate là yếu tố tự nhiên trong đất dưới dạng hợp chất hóa học chứa nitơ và oxy. Vi sinh vật trong đất chuyển đổi nitơ thành nitrate. Các nitrate này sau đó có thể thúc đẩy tăng trưởng và quang hợp. Khi thiếu ánh nắng cùng với lượng phân nitrate quá cao, cây cỏ sẽ dự trữ lại trong các tế bào. Tuy nhiên, khi số lượng nitrate dư thừa trong đất nhiều hơn lượng cần thiết cho cây cối, nó sẽ ngấm vào nước ngầm, có thể gây ô nhiễm. Phần lớn sự tích tụ quá mức xảy ra từ ô nhiễm do phân bón có chứa nitrate để tăng tốc độ tăng trưởng thực vật và kích cỡ.

Thừa niterate rất nguy hiểm

Sử dụng thực phẩm chứa nitrate, cơ thể sẽ chuyển đổi chúng thành nitrite. Các nitrite có thể can thiệp vào hemoglobin (phần mang oxy của tế bào máu đỏ), làm gián đoạn khả năng vận chuyển oxy nên dễ dẫn đến thiếu oxy. Ngoài ra, nitrit còn phản ứng với protein và tạo thành chất có thể gây ung thư (nitrosamine). Phản ứng này xảy ra khi nhiệt độ nấu quá cao, khi phơi khô và hun khói các loại lương thực, khi ướp thịt với loại muối nitrate và cả khi ăn các loại thức ăn có chứa nitrit. Qua nghiên cứu, đã tìm thấy mối liên hệ giữa rau quả giàu nitrat và bệnh ung thư thực quản. Khi ăn rau có nitrat, chất này sẽ theo tuyến nước bọt vào thực quản, tích tụ ở đó và gây ung thư. Nitrat thường tích lũy nhiều nhất ở lá và rễ cây. Với trẻ sơ sinh, vấn đề này càng nguy hiểm vì ruột của các bé ít tính axit (tính kiềm nhiều hơn), làm cho sự chuyển đổi các nitrate thành nitrite diễn ra nhanh hơn, dẫn đến tình trạng thiếu oxy. Thậm chí, có thể đe dọa mạng sống của trẻ.

Cân nhắc hàm lượng nitrate

Nitrate vào cơ thể theo 2 cách chủ yếu: nguồn nước nhiễm nitrate và thực phẩm chứa nhiều nitrat. Theo Viện Nhi khoa Mỹ (AAP), khuyến cáo: “Rau quả, bao gồm đậu xanh, cà rốt, bí, rau chân vịt và củ cải đường có thể có nồng độ nitrate cao hoặc cao hơn so với nước giếng. Trẻ sơ sinh không nên ăn những thực phẩm này cho đến khi được ba tháng tuổi”. Bạn cần lưu ý những điều sau:
- Trẻ ăn nước giếng bị ô nhiễm nitratcó nguy cơ caodẫn đến ngộ độc nitrate. Do vậy, cần kiểm tra nguồn nước sử dụng, nồng độ nitrate trong nước cho phép là 10 ppm trở xuống.
- Trẻ bú sữa mẹ không có nguy cơ bị ngộ độc nitrate từ mẹ kể cả khi mẹ ăn nước có hàm lượng nitrate cao (lên đến 100 ppm).
- Không cho trẻ dưới 3 tháng tuổi ăn rau, chỉ nên cho trẻ ăn thức ăn đặc sau 6 tháng tuổi.
- Sau khi bé được ăn thức ăn rắn, bạn nên chọn sản phẩm hữu cơ nếu có thể.
- Không nên cho bé ăn nhiều củ cải, cải bó xôi (rau chân vịt) vì chúng chứa hàm lượng nitrate tự nhiên, có thể gây chứng thiếu máu. Những thực phẩm này được sản xuất và đóng hộp sẽ an toàn hơn vì lượng nitrate dư thừa đã được loại bỏ.
Hàm lượng nitrate trong các loại rau, củ, quả




Cao


Trung bình


Thấp




- Xà lách, rau chân vịt, củ cải, của cải đỏ, củ cải cay, thì là.


- Cần tây, cải bách thảo, cà rốt non, cải xanh, bắp cải, su hào, cà tím, mướp zucchini.


- Cà chua, dưa leo, dưa hấu, ớt chuông, đậu tròn, đậu trái, tỏi, hành, khoai tây.




Tiến Đạt (bau.vn)




Nguồn SKĐS




Theo bau.vn