Là một loại a xít béo góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng, phát triển của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ, DHA có mặt hầu khắp ở nhiều loại thực phẩm khác nhau. Đây thực sự là nguồn dinh dưỡng quý giá và thiết yếu cần được các bậc cha mẹ quan tâm.





Lợi ích từ DHA
DHA - Docosahexaenoic axit - là một loại axit béo omega không bão hòa và được coi là chất béo có lợi. DHA đặc biệt quan trọng với sự phát triển tối ưu và phát triển chức năng của não, mắt và hệ thống thần kinh trung ương trong suốt thời kỳ sơ sinh và thơ ấu của mỗi người. Bộ não con người phát triển nhanh thời kỳ này và việc hấp thụ DHA là cực kỳ quan trọng. Là yếu tố chính tạo nên một phần lớn của bộ não và võng mạc nên nếu bị thiếu DHA, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển các chức năng của cơ quan. Những nghiên cứu cũng cho thấy, các bé hấp thụ mức DHA cao hơn sẽ phát triển chức năng tinh thần và thị giác tốt hơn. Ngoài ra, trẻ nhỏ được bú sữa mẹ có xu hướng đạt chỉ số IQ cao hơn và học tốt hơn những bé uống sữa công thức. Điều này chủ yếu liên quan đến lượng DHA có trong sữa mẹ.

Một trẻ nhỏ cần bao nhiêu?

Đến nay, vẫn chưa có hướng dẫn chính thức nào về lượng DHA cần thiết cho bé. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, sự hấp thụ thực tế ít hơn nhiều so với lượng DHA cần thiết cho sự phát triển tối ưu của trẻ. Trong khi các chuyên gia đề xuất mức từ 100 - 150mg DHA cho mỗi bé trong một ngày, thì lượng hấp thụ thực tế chỉ khoảng từ 20 - 50 mg/ngày. Thế nên, bằng nhiều cách khác nhau từ nguồn thực phẩm đa dạng, bạn nên cung cấp đủ lượng DHA cho con, tương đương hoặc gần bằng với mức đề xuất của các chuyên gia.
Nguồn cung cấp DHA
Nguồn DHA tự nhiên có ở sữa mẹ, tảo, thịt hải sản, cá nước lạnh nhiều dầu như cá hồi, các trích, cá mòi, cá trống… Trẻ nhỏ hấp thụ DHA tự nhiên chủ yếu từ nguồn sữa mẹ. Mặc dù hiện nay, một số loại thực phẩm và đồ ăn cho bé cũng được bổ sung DHA, nhưng khi bé cai sữa hoặc khẩu phần ăn chủ yếu là thức ăn ở dạng rắn, lượng DHA sẽ có xu hướng giảm.
Tuy nhiên, bạn cần hạn chế cho trẻ ăn các loại cá chứa nhiều thủy ngân (cá ngừ, cá kiếm…). Chẳng hạn, với bé 6 tuổi, có thể ăn nửa hộp cá ngừ (3 au xơ = 85gr)/tuần hoặc thấp hơn và tránh ăn các loại cá khác trong tuần đó. Một khẩu phần vừa phải phụ thuộc vào cân nặng của bé. Ví dụ, em bé của bạn nặng 9kg thì lượng DHA cần có trong khẩu phần ăn hàng ngày là khoảng 28,5gr (tương tự, 85gr DHA/27kg). Để an toàn khi tìm nguồn DHA, bạn nên chọn các sản phẩm được bổ sung DHA có nguồn gốc từ tảo.

Tận dụng lợi ích của DHA

Thực tế, không khó để đảm bảo lượng DHA đủ cho con bạn. Ví dụ, hàng tuần cho ăn 2 quả trứng, thêm một khẩu phần cá khoảng 1 au xơ (28,5gr) cho mỗi bé nặng 20 pound (tương đương khoảng 9kg). Bạn nên tận dụng các loại hải sản như tôm, cua, cá hồi, cá trích, cá mòi, cá trống, cá thu, cá minh thái… vì chúng chứa hàm lượng DHA dồi dào, lại ít thủy ngân, có thể cung cấp nhiều hơn để đáp ứng đủ lượng DHA cần thiêt cho bé.

Nguyệt Phạm (bau.vn)


Nguồn SKĐS




Theo bau.vn