Chứng trào ngược dạ dày - thực quản xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là bé sơ sinh. Đó là tình trạng dịch tiết dạ dày trào ngược lên thực quản, dẫn đến nôn mửa và việc cho bé ăn sẽ khó khăn hơn. Dưới đây là những lời khuyên dành cho các bà mẹ khi con mắc chứng bệnh này.







Bế thẳng
Theo bà Isa Marrs, Chuyên gia về rối loạn ăn uống ở trẻ em tại New York, các mẹ nên bế thẳng bé trong và sau khi ăn trong vòng ít nhất 30 phút. Đầu giường nệm của bé cũng phải được nâng lên 300 để tránh cho bé khỏi bị trào ngược về đêm. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý nâng đầu bé lên trong quá trình thay tã.
Chọn loại bình sữa tốt
Theo Tiến sĩ Nhi khoa Boriana Parvez, bình sữa loại tốt dành cho trẻ nhỏ có cung cấp một loại núm vú chảy chậm. Trước khi cho trẻ ăn, hãy cho đầy sữa vào núm vú để bé tránh nuốt không khí vào dạ dày. Trong và sau khi cho bé ăn ít nhất 1 giờ, hãy giữ bé nghiêng người về bên phải, luôn giữ bình sữa hơi nghiêng để đầu núm vú cao su trong tình trạng đầy sữa. Không để bình sữa nằm ngang trong khi bú, tránh tình trạng bé bú phải không khí trong bình.

Chú ý khi cho bú
Nên cho bé bú bầu vú bên trái trước (bé mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng phải). Sau đó, chuyển bé sang bú bầu bên phải (lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái). Như vậy, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược. Không nên cho trẻ bú quá lâu, trung bình 10 phút cho vú thứ nhất và 20 phút cho vú thứ hai, bú trên 30 phút không có lợi cho trẻ (nuốt hơi, mệt, rối loạn thèm và ghiền vú, chênh lệch thời gian bú). Nếu trẻ có tiền sử dị ứng với sữa bò, bạn nên hạn chế uống sữa này hay sử dụng các sản phầm có nguồn gốc từ sữa bò.
Chia nhỏ bữa ăn
Cho bé ăn quá nhiều cùng một lúc có thể khiến tình trạng trào ngược xảy ra trầm trọng hơn. Do vậy, các mẹ không nên ép trẻ ăn nhiều mà hãy chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo đủ chất và lượng. Thời gian tối thiểu giữa hai lần bú là 2 giờ, tối đa là 4 - 5 giờ, nhu cầu này có thể thay đổi ở từng trẻ và ở cùng một trẻ cũng có thể khác nhau tùy thời gian.

Ợ hơi

Ợ hơi cũng là một biện pháp để tránh bị trào ngược. Số lần ợ hơi thích hợp sẽ tùy thuộc vào lượng sữa mà trẻ bú, trung bình cứ khoảng 56,7 g - 85.05 g thức ăn, hoặc sau mỗi lần bú 30 – 60ml sữa, một lần ợ hơi là vừa đủ. Theo kinh nghiệm của bà mẹ trẻ Heather Martin ở Franklin, Massachusetts, cô luôn cho con ợ hơi sau khi ăn và thấy triệu chứng bị trào ngược của bé gần như không còn nữa.
Kiên nhẫn và bình tĩnh
Chị Nicole Barker (San Antonio, Texas) có con trai từng bị trào ngược, chia sẻ: trong thời gian cho con ăn, bé có thể cảm nhận được sự lo lắng hay buồn bã của cha mẹ. Vì thế, hãy luôn có gắng bình tĩnh và kiên nhẫn khi cho bé ăn dù có mất thời gian hay khó khăn đến đâu. Đôi khi, khoảng thời gian này lại trở thành những giây phút rất yên bình và hạnh phúc của hai mẹ con.
Thử thêm ngũ cốc
Các mẹ có thể thêm ngũ cốc, làm chế độ ăn của bé phong phú hơn. Tuy nhiên việc thêm ngũ cốc, gạo hay yến mạch vào khẩu phần ăn của bé cũng cần phải thận trọng vì nó có thể dẫn tới chứng táo bón hay làm bé tiêu hóa khó hơn.
Thực phẩm cần tránh
Bạn nên tránh không cho trẻ ăn nước cam, quýt, bưởi, tỏi, hành, thức ăn cay, xốt cà chua và những thực phẩm chế biến từ xốt cà chua, thức ăn chiên hay nhiều dầu mỡ bởi chúng làm tăng nguy cơ trào ngược thực quản – dạ dày cho trẻ. Đối với các mẹ, cũng nên hạn chế ăn chất béo, socola và cà phê.
Nhanh chóng sơ cứu
Khi trẻ trào ngược có biểu hiện tím tái, ngưng thở, cần kích thích thở bằng cách vuốt nhẹ lưng và xoa lòng bàn chân. Nếu trẻ sặc sữa, phải vỗ lưng và cho nằm nghiêng để sữa trào ra. Ngay sau khi sơ cứu, cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.
Mỹ Lệ (bau.vn)


Nguồn SKĐS




Theo bau.vn