Sáu tháng tuổi, bé đã dần biết bò, ngồi và khả năng kiểm soát có tiến bộ hơn thông qua việc thể hiện “cá tính” của bé. Đây còn là thời điểm quan trọng giúp bé khám phá thêm nhiều cảm giác mới mẻ về thế giới xung quanh nhờ sự hỗ trợ của mẹ, đồng thời gia tăng tình cảm mật thiết giữa hai mẹ con. Để bé phát triển hài hòa giữa tinh thần và thể chất, bạn hãy tham khảo những trò chơi dưới đây để giúp bé yêu vừa học, vừa vận động và vui chơi một cách có hiệu quả nhất.





<strong style="text-align: justify;">Vừa chơi vừa vận động[/B]
* Ôm bé trong hai cánh tay và đối diện với mặt bé. Trong lúc vừa quay tròn quanh phòng, mẹ vừa hát “nào cùng xoay tròn”. Khi hát đến từ “xoay tròn”, đồng thời nâng cao bé lên trên không. Sau đó, hôn bé một cái thật kêu. Trò chơi này giúp tạo cho bé cảm giác thăng bằng, làm săn chắc các bắp thịt, biết hưởng ứng theo mẹ, sôi nổi và tốt cho thị giác của bé. Khi mẹ di chuyển trên không khí, bé có dịp nhìn gương mặt mẹ gần hơn. Sự kết hợp giữa chuyển động và âm nhạc sẽ kích hoạt cả hai bên não bộ của bé.

* Đặt bé nằm sát mặt sàn nhà, cho bé quỳ hai đầu gối hướng ra sau và trong khi cúi người ngang qua bé, mẹ hãy ôm chặt hai bắp đùi trên và hai hông của bé sao cho hai bàn tay của bé dang ra bằng chiều rộng của vai. Để bé giữ hai cánh tay thẳng ra khi mẹ bắt đầu nâng cao bé lên khỏi sàn nhà và nói “nào, nhảy đi con yêu”. Bé sẽ nâng được phần thân trên bằng hai tay, giống tư thế của xe kút kít, nhưng tránh để hai hông cao hơn hai vai của bé. Khi nâng bé lên, mẹ phải luôn đỡ lấy bụng và hông của bé. Giữ yên tư thế này trong bốn giây rồi từ từ hạ thấp lưng bé sát sàn nhà. Lập lại trò chơi này trong 5 lần kèm theo nghỉ giữa mỗi lần thực hiện. Khi bé khỏe hơn, mẹ có thể giữ hai bắp đùi của bé nhưng luôn bảo đảm lưng bé không bị cong xuống. Nếu lưng bị cong, nghĩa là bé chưa đủ sức để giữ sức nặng của toàn bộ cơ thể mình và các bắp thịt của bé có thể bị căng. Bất cứ lúc nào thấy lưng bé bị cong, mẹ hãy đỡ lấy hai hông và bụng của bé cho đến khi bé phát triển đầy đủ sức mạnh của phần thân trên. Trò chơi này giúp bé cân bằng, tạo sự tự tin, sức mạnh của hai cánh tay, lưng và cơ ngực, sức mạnh phần thân trên, nhận thức cơ thể, kỹ năng vận động các cơ, phát triển về mặt cảm xúc và xã hội.

* Cho bé ngồi an toàn trên một ghế tựa và dùng hai cánh tay để ôm vòng quanh ngực của bé. Bé sẽ đứng thẳng lên trên hai đầu gối của mẹ, đối diện và nhìn thẳng khuôn mặt mẹ hoặc cho mặt bé hướng ra ngoài nếu có người khác gần đó để bé có thể nhìn thấy. Sau đó, nâng bé lên và đặt bé xuống sàn nhà và hát “đu đưa cái chân này”, đồng thời nâng bé lên và nghiêng từ bên này sang bên kia trong không khí rồi hạ bé xuống ở vị trí đứng thẳng trên hai đầu gối. Lúc này, mẹ sẽ cảm thấy bé đang nảy lên - xuống trong tay mình. Cách này rất tốt cho hai bắp chân và giúp hai vai bé thêm khỏe hơn. Đây là trò chơi giúp bé giữ thăng bằng, biết lắng nghe, làm khỏe và xây dựng khối cơ bắp lớn như hai hông và gân kheo...
* Đặt bé ngồi trên sàn nhà và để lưng của bé đối diện với mẹ. Mẹ nắm lấy hai bàn tay bé trong tay mình, nắm chặt ngón cái và bắt đầu đếm chầm chậm “một, hai, ba, bốn” sao cho tạo thành âm thanh to và rõ các con số. Cần bảo đảm hai tay tay bé luôn an toàn trong tay của mẹ. Khi đếm đến “ba”, mẹ kéo cho bé đứng lên rồi đếm ngược trong lúc từ từ hạ bé xuống mặt sàn. Trò chơi này giúp bé xây dựng khối cơ bắp lớn, tư thế đứng lên và kéo người, sự hưởng ứng, vui nhộn và đếm số.
* Đặt bé ngồi trên sàn nhà đối diện với mẹ và thổi cho bé nhiều cái bong bóng. Sau đó, mẹ bắt đầu hát “một em bé, hai em bé và ba em bé”, tương tự cho đến mười em bé đồng thời vỗ tay thành tiếng trong khi vỗ nhẹ vào bong bóng tạo thành tiếng. Có thể kích hoạt khứu giác của bé bằng cách chọn loại bong bóng có mùi hương bạc hà. Lặp lại trò chơi trong nhiều lần và cho bé bắt chước làm theo mẹ. Trò chơi này giúp bé khéo tay, kết hợp hoạt động giữa tay-mắt, kích thích khứu giác, động cơ và hiệu quả, phát triển thị giác, âm điệu và vốn từ.

Vừa chơi vừa rèn luyện

* Chọn những trò chơi nhận thức trừu tượng như gọi tên những đồ vật xung quanh bé bất cứ lúc nào có thể. Hãy dành ra ít phút để gọi tên những đồ vật quen thuộc trong gia đình, chẳng hạn như khi bé đang chơi với cái chăn của mình mẹ có thể nói: “Mẹ thích cái mền màu vàng này lắm, con yêu”. Khi mẹ tiếp tục gọi tên cho đồ vật khác, bé sẽ bắt đầu chú ý đến chúng. Bé cũng có thể nhìn vào đồ vật khi nghe mẹ gọi tên chẳng hạn như nếu mẹ nói: “Cái mền đâu rồi?”, bé có thể đang chơi với đồ chơi và sau đó nhìn xung quanh và cố gắng xác định xem cái mền đang ở đâu. Một khi nhận thấy bé có tiến bộ, mẹ sẽ thấy bé “giỏi hơn” trong việc quan sát đồ vật một cách thường xuyên. Bé hiểu rằng, cái mền của bé không có cạnh bé, nhưng không phải mãi mãi, nó chỉ ở quanh quẩn đâu đây trong tầm nhìn của bé mà thôi.
* Cho bé xem sách bằng những cuốn sách do mẹ tự làm ra. Mẹ có thể sưu tầm hình ảnh của mọi người trong gia đình để tạo thành cuốn album nhỏ và xếp vào album hay cuốn sách để trống hình ảnh từ các tạp chí, tấm thiệp…Album chỉ có hình mẹ và ba của bé cũng là ý tưởng tuyệt vời giúp bé càng thêm gần gũi với bạn, nhất là khi phải nhờ người giúp việc trông nom bé. Cách khác, mẹ có thể cột vào miếng bìa cứng những hình ảnh như chiếc lá, con chim, loài vật khác… để tạo thành cuốn sách cho bé xem. Nó giúp mẹ có thể thay đổi một cách dễ dàng nhiều hình ảnh khác nhau làm bé thêm hứng thú. Khi nhìn vào sách, thị giác của bé sẽ tập trung cao độ, đồng thời làm các cơ mắt bé thêm khỏe và kích hoạt bằng cách cho phép bé sờ mó vào đồ vật. Nếu cần đọc cho bé nghe, mẹ nên chọn sách có những câu ngắn, nét chữ rõ và quan trọng là có hình minh họa để bé có thể nhìn thấy rõ nhất.
<strong style="text-align: center;">Thùy Như [/B](bau.vn)




Nguồn SKĐS




Theo bau.vn