Vitamin K có vai trò rất quan trọng cho sức khỏe của trẻ nhỏ nên ngay sau khi vừa chào đời, các bé đã được bổ sung loại vitamin này. Tại sao nó lại quan trọng như vậy, cách bổ sung thế nào là hợp lí và nguồn thực phẩm tự nhiên nào giàu vitamin K?





Với trẻ vừa được sinh ra
Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Khoảng 1/10.000 trẻ em khi sinh ra bị thiếu hụt loại vitamin này, dẫn tới bệnh máu khó đông. Khoảng 2/3 trẻ có nguy cơ cao bị thiếu hụt vitamin K nằm trong những trường hợp sau đây:
- Sinh non (trước 37 tuần).
- Sinh mổ hoặc có sự can thiệp của kẹp forcep.
- Vừa sinh ra có các vết bầm tím trên người, khó thở hoặc gặp các vấn đề về gan.
- Trẻ có mẹ nghiện ma túy hoặc động kinh khi mang thai.
Tuy nhiên, 1/3 số trẻ bị thiếu hụt lại không thuộc những trường hợp trên mà do cơ thể tự xuất hiện các vết bầm tím hoặc chảy máu. Tình trạng này xảy ra trong vòng từ 24 giờ đến 7 ngày sau sinh. Nơi chảy máu và bầm tím thường là miệng, mũi, dây rốn hoặc bụng.

Trường hợp thiếu vitamin K khởi phát muộn còn thấy ở trẻ đang bú mẹ gặp các vấn đề về gan, gây khó khăn trong quá trình hấp thụ loại vitamin này. Nguồn vitamin K trong sữa mẹ phụ thuộc vào chế độ ăn của người mẹ. Do vậy, trẻ bú sữa mẹ dễ có nguy cơ thiếu hụt hơn trẻ được nuôi bộ bởi sữa công thức thường được bổ sung một lượng vitamin K nhất định. Sữa non đặc biệt rất giàu loại vitamin này, nên bạn cần cho bé bú ngay sau khi sinh.
Bổ sung vitamin K cho bé ngay từ khi vừa chào đời là rất quan trọng và cần thiết. Bạn có thể thực hiện việc này theo các cách sau:
- Tiêm một mũi vitamin K duy nhất.
- Cho uống 1 liều trong tuần đầu tiên sau sinh và liều còn lại khi bé được 1 tháng tuổi (nuôi con bằng sữa mẹ). Cho bé uống 2 liều vitamin K trong tuần đầu sau sinh (nuôi bộ).

Với bé lớn hơn

+ Tham gia quá trình đông máu: Như đã đề cập, vitamin K đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Nếu thiếu hụt, sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong quá trình này, gây mất máu nếu bị chảy máu và nguy hiểm hơn, là xuất huyết trong.
+ Ngăn ngừa loãng xương: Vitamin K còn có tác dụng ngăn ngừa chứng loãng xương và các bệnh về gan cho bé.
+ Bảo vệ tim mạch: Các nghiên cứu cho thấy, vitamin K có tác dụng ngăn ngừa đột tử ở những người trẻ tuổi do cơn đau tim kết hợp với canxi hóa động mạch.
+ Giúp vết thương mau lành: Bôi vitamin K lên da có thể làm mờ các vết rạn, sẹo, thâm và bỏng. Nó còn rất hiệu quả trong giảm sưng, tiêu viêm và giúp vết thương mau lành.
Liều lượng cần thiết
Trong suốt cuộc đời, vitamin K đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể. Chính vì thế, bạn nên duy trì bổ sung chất này cho con với liều lượng như sau:
- Trẻ từ 0 – 6 tháng: 2mcg/ngày. - Từ 4 – 8 tuổi: 55mcg/ngày.
- Từ 6 – 12 tháng: 2,5mcg/ngày. - Từ 9 – 13 tuổi: 60mcg/ngày.
- Từ 1 – 3 tuổi: 30mcg/ngày. - Từ 14 – 18 tuổi: 75mcg/ngày.
<strong style="text-align: center;">
[/B]<strong style="text-align: center;">Hàm lượng vitamin K trong một số thực phẩm[/B]




Thực phẩm


Khối lượng (gram)


Vitamin K(mcg)




Cải xoăn nấu chín


130


1062




Rau chân vịt tươi


30


145




Củ cải luộc chín


164


851




Củ cải đường nấu chín


144


697




Cải bruxen luộc


155


300




Bông cải xanh nấu chín


156


220




Hành tươi


100


207




Bông cải xanh khô


184


183




Rau diếp


163


167




Mùi (ngò) tây


10


164




Măng tây khô nấu chín


180


144




Dưa cải bắp đóng hộp


236


135




Rau diếp quăn


50


116




Mướp tây nấu chín


184


88




Cải bắp luộc chín


150


73




Cây đại hoàng nấu chín


240


71




Đậu Hà Lan nấu chín


170


63




Cần tây


150


57




Dưa chuột


301


49




Bánh mỳ nướng


120


55




Xà lách trộn


99


56




Quả mận khô


248


65




Bánh mỳ thường


239


59




Tiến Đạt (bau.vn)




Nguồn SKĐS




Theo bau.vn