Khi mới chào đời, các bé như những thiên thần nhỏ dễ thương với khuôn mặt ngộ nghĩnh và nhiều đặc điểm thú vị khác. Bài viết dưới đây là những phát hiện mới lạ liên quan đến bộ não, quá trình phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ.





Tất cả các bé đều chào đời sớm hơn quy định?
Theo các nghiên cứu khoa học, nếu khung chậu của mẹ lớn thì thai nhi có thể phát triển lâu hơn trong bụng mẹ. Điều này cho thấy, phần đông trẻ sơ sinh ra đời sớm hơn so với quy định. Kích thước não bộ của trẻ cũng nhỏ, chỉ bằng 1/4 so với người trưởng thành. Dựa vào cấu trúc cơ thể người mẹ mà trong 3 tháng đầu, kỹ năng “xã hội” của trẻ bắt đầu phát triển, xuất hiện nụ cười đầu tiên, nhất là khi bào thai được 10 - 14 tuần tuổi. Ngoài ra, trong thời gian nằm trong bụng mẹ, trẻ còn biết khóc rất sớm. Đây là dấu hiệu trẻ cần được quan tâm để “tồn tại”.

Trẻ rất cần mối liên kết của cha mẹ?

Chừng nào còn nằm trong bụng mẹ, trẻ còn cần đến tình cảm của cha mẹ - kết luận qua nghiên cứu của các chuyên gia ở ĐH Cornell - Mỹ. Đây là tiêu chí quan trọng giúp trẻ hình thành và phát triển trí não. Vì vậy, những sản phụ sống trong tình yêu thương đầy đặn thì những em bé sinh ra có trí tuệ phát triển, chỉ số IQ cao, nhất là vùng vỏ não trước trán (khu vực điều hành). Mối liên kết mẫu tử còn giúp trẻ thực hiện tốt các chức năng cảm giác như đói, buồn, cô đơn hay mệt mỏi. Nói cách khác, nó giúp trẻ biết “đòi hỏi”, hưởng ứng với cha mẹ và tạo mối liên kết với xã hội bên ngoài. Thực tế, những trẻ sinh sớm (tuần thứ 34) thường biết hưởng ứng bằng cách khóc khi được 12 tuần tuổi. Trong khi đó, những bé sinh đủ tháng (40 tuần) thì sau 6 tuần đã biết “khóc”.
Vì sao bé sơ sinh lại có khuôn mặt ngộ nghĩnh?
Trẻ sơ sinh thường có khuôn mặt rất ngộ nghĩnh, bắt chước khuôn mặt của… người chăm sóc. Đây chính là những biểu hiện tình cảm của trẻ, giúp người chăm sóc hiểu chúng hơn và là một cách giao tiếp cảm xúc hiệu quả trước khi xuất hiện ngôn ngữ cử chỉ và ngôn ngữ lời nói. Biết được bí quyết này, các bậc cha mẹ nên tăng cường tiếp xúc với trẻ bằng cách cưng nựng, cho nghe âm nhạc... sẽ giúp con phát triển nhanh ngôn ngữ.

Não bộ của trẻ phát triển giống quá trình tiến hóa của thiên thạch

Khi mới chào đời, não của người, bộ linh trưởng (khỉ, tinh tinh, vượn) thường giống nhau nhưng sau đó lại phát triển theo những chiều hướng khác. Kể từ lúc chào đời đến khi sinh nhật lần thứ nhất, não trẻ bằng 60% não người lớn (hoặc gấp đôi khi mới sinh). Chúng tiếp tục phát triển cho đến 20 tuổi và hầu như, không có những thay đổi đáng kể, cả tiêu cực lẫn tích cực.
Não trẻ sơ sinh có giống não người trưởng thành?
Theo nghiên cứu mang tên Gopnik, thì não của trẻ nhỏ có nhiều tiếp hợp thần kinh hơn não người trưởng thành, nhưng lại có ít các biến đưa thần kinh mang tính ức chế hơn não người lớn. Vì vậy, nhận thức của trẻ mang tính khuếch tán, mơ hồ, giống như ánh sáng của một chiếc đèn lồng, còn nhận thức của người lớn lại giống như một chiếc đèn pin. Trong quá trình tưởng thành, sự phát triển của não bắt đầu hoàn thiện, nhất là hệ thống thần kinh, giúp trẻ nhận thức tốt hơn về thế giới xung quanh.
“Bi bô” là tín hiệu học ngôn ngữ?
Mặc dù là một sinh linh bé nhỏ nhưng ngay từ khi ra đời, trẻ đã bắt đầu có khả năng học ngôn ngữ. Các bé có thể tạo âm thanh và quan tâm đến âm thanh phản hồi, bắt đầu biết “bi ba bi bô” với những âm thanh vô nghĩa. Cha mẹ nên quan tâm đến những âm thanh này để hưởng ứng tích cực nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Giới chuyên môn gọi đây là những cuộc “đối thoại” ngôn ngữ. Thế nên, bạn cần trả lời những câu hỏi của trẻ bằng các hành vi nựng với tần suất từ thấp đến cao, kết hợp ngôn ngữ cử với ngôn ngữ lời nói. Lúc đầu, sự kết hợp này khoảng từ 50 đến 60%, sau tăng lên 80% và càng về cuối, càng đưa ra những ngôn ngữ gần gũi để trẻ dễ nhập môn.

Giáo giục qua DVD, băng đĩa không có tác dụng?

Theo nhiều nghiên cứu về giáo dục ở trẻ sơ sinh thì ngay từ trong bụng mẹ, bé đã biết “khóc” để hưởng ứng ngôn ngữ và truyền đạt nguyện vọng của mình. Khi ra đời, việc tiếp xúc “trực tiếp” mang tính xã hội sẽ giúp trẻ học ngôn ngữ nhanh hơn. Tóm lại, những cách dạy theo kiểu “có đi có lại” sẽ hiệu quả hơn so với băng đĩa, sản phẩm điện tử. Giới tâm lý đề cao việc nuôi dưỡng qua mối quan hệ mẫu tử, giống như nuôi con bằng sữa mẹ, tốt hơn nhiều so với cách nuôi bộ.
Não trẻ có bao giờ quá tải?
Việc tương tác để phát triển ngôn ngữ ở trẻ mang tính gián đoạn, ngắn hạn, chóng đến, chóng đi nhưng khả năng nhớ của trẻ lại lâu và không hề có tình trạng quá tải.

Trẻ sơ sinh khó phân biệt âm thanh?

Mặc dù biết “khóc” ngay từ trong bụng mẹ nhưng lại nghe kém nên nhiều người cho rằng, trẻ bị “điếc”. Tiếng khóc của trẻ làm phiền người lớn nhiều hơn là đối chính bản thân chúng. Trong thực tế, trẻ nhỏ khó thể phân biệt âm thanh tốt như người lớn nên chúng vẫn có thể ngủ vô tư trong phòng có âm thanh ồn ào. Tuy nhiên, riêng âm nhạc lại rất hợp đôi tai của các bé.
Nhu cầu của trẻ sơ sinh lớn hơn thực tế
Những nghiên cứu về mối quan hệ cha mẹ - trẻ sơ sinh, đều cho thấy nhu cầu của trẻ rất cao. Nhu cầu về học ngôn ngữ là một ví dụ. Theo đó, những đứa trẻ sinh ra thiếu người chăm sóc sẽ có khả năng phát triển ngôn ngữ chậm hơn so với những trẻ sống trong tình thương, có đủ bố mẹ, ông bà, anh chị em, bạn bè, thầy cô vv... Nhờ mối quan hệ này, trẻ sẽ phát triển mạnh trí nhớ và khả năng ngôn ngữ, nhất là các cách “trao đổi” qua nét mặt, hành động. Trẻ biết dùng các ngữ thái người lớn để giải mã các ngữ thái tình cảm khác và có nhiều nhu cầu khác mà cha mẹ đôi khi cho là quá đủ.
Khắc Nam (bau.vn)









Nguồn SKĐS




Theo bau.vn