Nuôi con khỏe, dạy con ngoan không chỉ là kim chỉ nam mà còn là điều mong ước của các bậc cha mẹ. Để làm tốt điều này, các bà mẹ cần quan tâm đến những khuyến cáo về dinh dưỡng dưới đây.





Khi nào cho trẻ ăn dặm?
Thông thường, khoảng 6 tháng tuổi là lúc cho trẻ ăn dặm hay ăn bột cùng rau xanh, trái cây nghiền nhuyễn. Trẻ có thể ăn dặm sớm hơn và thêm hàm lượng thịt để hạn chế tình trạng thiếu máu. Cũng có quan niệm cho rằng, thức ăn dặm càng nhuyễn càng tốt. Nếu để trẻ “nhai”, nghĩa là không cần thiết phải quá nhuyễn nhằm tăng cường sức khỏe cơ hàm, giúp trẻ chóng mọc răng và phát triển ngôn ngữ. Để khai thác tối đa lợi thế này, người ta đã luộc cà rốt, dưa chuột, cắt nhỏ để trẻ tự dùng tay bốc ăn cho quen và giúp trẻ tự “cai sữa”.

Có cần tới sữa đủ chất béo?

Sữa là thực phẩm chủ đạo giàu canxi cần cho sự phát triển của xương, răng. Trong đó, sữa mẹ là tốt nhất với trẻ dưới 12 tháng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡngAustralia, trẻ từ 1 - 2 tuổi nên dùng sữa nguyên kem (chứa khoảng 4% mỡ). Sau 2 tuần, nên dùng sữa đã giảm mỡ (hàm lượng mỡ thấp từ 1 - 2%). Với nhóm trẻ dưới 5 tuổi, không nên dùng sữa đã tách mỡ (99,9% không mỡ).
Cá rất tốt cho não trẻ?
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, cá là thực phẩm tốt cho não trẻ vì nó giàu axít béo omega-3. DHA và EPA là 2 loại axít béo chính rất cần cho quá trình phát triển của não bộ bởi chúng chiếm tới trên 70% dung lượng não và hệ thần kinh của trẻ sơ sinh. Thực tế, có tới 85% sản phụ lẫn trẻ sơ sinh không được cung cấp đầy đủ nguồn omega trong các bữa ăn hàng ngày. DHA và EDA có nhiều trong cá và dầu hạt lanh. Nếu được bổ sung đầy đủ 2 loại axit này không chỉ giúp não khỏe mà còn có tác dụng tăng cường thị lực, trí thông minh cho trẻ, giảm rủi ro sinh non cho thai phụ.

Chú ý đến nhóm thực phẩm tốt

Thực phẩm tốt hay thực phẩm lành mạnh là thuật ngữ nghĩa rất rộng để nói đến các loại đồ ăn, thức uống có lợi cho sức khỏe mà phụ huynh cần quan tâm nhằm giúp trẻ hay ăn chóng lớn, giảm bệnh béo phì hoặc suy dinh dưỡng. Ví như đồ ăn nhanh, tuy bắt mắt và ngon miệng nhưng làm cho trẻ dễ nghiện, phát sinh béo phì hoặc những loại đồ uống nhiều đường làm giảm sự ngon miệng và để lại nhiều tác hại cho cơ thể trẻ.
Sữa mẹ - thuốc trị hiệu quả viêm nhiễm tai
Viêm tai là căn bệnh thường gặp - thủ phạm làm suy yếu hệ miễn dịch cơ thể của trẻ nhỏ và phải dùng đến kháng sinh mới khỏi. Theo nghiên cứu của các chuyên gia ở ĐH Y khoaNew York, những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ ít mắc bệnh viêm tai giữa, nhất là nhóm từ 6 - 12 tháng tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh này ở trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ từ 25 - 51%, nhưng nếu nuôi bộ (bú bình) sẽ tăng vọt lên 54 - 70%. Ngoài việc giảm viêm tai, sữa mẹ còn là nguồn dinh dưỡng vô giá có rất nhiều tác dụng khác như tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch và trí thông minh. Trường hợp mẹ không có sữa hoặc không có điều kiện cho con bú thì mới phải nuôi bộ (ăn sữa ngoài). Tuy nhiên, dù tốt đến đâu, các loại sữa ngoài cũng không thể sánh bằng sữa mẹ.
Khác Nam (bau.vn)




Nguồn SKĐS




Theo bau.vn