Dị ứng là một phản ứng quá mức của cơ thể đối với một chất lạ không gây nguy hiểm. Cơ thể con người đã sắp xếp nó vào nhóm ‘kẻ thù công khai’ và tự bảo vệ khỏi chất đó. Đa số các loại thực phẩm đều có thể gây ra dị ứng và một số loại có nguy cơ gây dị ứng cao hơn như như sữa bò, trứng, cá, mù tạp, lạc…





Nguyên nhân
Dị ứng có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu bố mẹ bị dị ứng, trẻ cũng có nguy cơ bị tới 70%. Nếu chỉ người mẹ bị, nguy cơ là 40% và nếu là do người bố, nguy cơ là 30%. Trẻ không hoàn toàn bị cùng loại dị ứng như của bố mẹ, nhưng sẽ bị di truyền độ nhạy cảm. Đa dạng hóa thức ăn cho trẻ từ quá sớm (trước 6 tháng tuổi) hoặc thành phần cấu tạo của một số loại thực phẩm cũng là nguyên nhân của dị ứng. Thuốc lá hoặc ô nhiễm môi trường không phải là nguyên nhân chính xác của dị ứng nhưng chúng làm cơ thể chúng ta yếu đi.
Một số loại thức ăn có thể khiến trẻ bị dị ứng
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Phòng tránh nguy cơ bị dị ứng cho trẻ bắt đầu ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Lúc thai được năm tháng, người mẹ phải hạn chế ăn những thức ăn dễ gây dị ứng. Trong thực đơn: 1 quả trứng/15 ngày, cứ 10 ngày chỉ nên ăn cá 1 ngày. Cần tránh ăn lạc hoặc đậu phộng trong chế phẩm. Chúng ta đều biết là sau sinh, sữa mẹ rất tốt cho trẻ. Nó có tính chất bảo vệ sức khỏe của trẻ sơ sinh và làm giảm nguy cơ bị dị ứng cho trẻ với điều kiện, người mẹ luôn quan tâm và chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Với những người không cho con bú thì không vấn đề gì. Ngày nay, những loại sữa thay thế cũng đã đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ. Nếu nguy cơ dị ứng của trẻ quá lớn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc đặc biệt.
Mẹ cần luôn quan tâm và chú ý đến chế độ ăn uống của bé
Khi có nguy cơ dị ứng
Tốt hơn hết là nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Nhờ những thí nghiệm về da, bác sĩ sẽ xác định chính xác bản chất của bệnh. Nếu kết quả dương tính, sẽ cần phải xác định một cách hệ thống các nhãn hiệu đóng gói hoặc danh sách các thành phần trong thực đơn ăn uống. Một số chất gây dị ứng như đậu phộng có nhiều trong các loại thức ăn. Nếu nghi ngờ, có thể yêu cầu những người quản lý cửa hàng cho bạn biết những thành phần chứa trong các chế phẩm đó. Họ sẽ có trách nhiệm thông báo cho khách hàng. Bạn cũng nên thông báo cho người thân (gia đình, nhà trẻ, vú em) về bản chất của dị ứng. Như vậy khi lớn lên, trẻ sẽ có được những phản xạ nhất định như biết được các thức ăn cần phải tránh, không bao giờ trao đổi đồ ăn v.v... Như vậy, bằng cách tôn trọng một số cách phòng tránh, bạn có thể hạn chế những phản ứng dị ứng cho trẻ.
Trịnh Sâm (bau.vn)




Nguồn SKĐS




Theo bau.vn