Bác sĩ Quách Thúy Minh (BV Nhi TƯ) cho biết: Từ 3 - 5 tuổi, trẻ luôn muốn khám phá, tìm hiểu những điều xung quanh. Vì thế, cha mẹ cũng luôn phải đối diện với rất nhiều câu hỏi “ vì sao, tại sao” của trẻ. Tuy nhiên, trả lời thế nào để bé hài lòng và dễ hiểu nhất lại là điều không dễ dàng.







<strong style="text-align: justify;">Đó là một tín hiệu tốt?[/B]
Đúng vậy, nếu trẻ không có nhu cầu mong muốn khám phá thế giới xung quanh, không muốn tìm hiểu, không thường xuyên muốn người lớn giải thích những điều lạ…, thì thường chậm phát triển về trí tuệ. Việc thường xuyên làm “đau đầu” người lớn bằng những câu hỏi là một tín hiệu đáng mừng, vì nó thể hiện trẻ có một trí não năng động và phát triển tốt. Phụ huynh nên xem mỗi lần bé hỏi là cơ hội tốt để kích thích tính tò mò, gieo nhu cầu, giúp trẻ khám phá, mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh.

Nguyên tắc để giải đáp
Không phải câu hỏi nào của trẻ cũng cần trả lời chính xác theo cách nghĩ hay hiểu biết của người lớn. Điều quan trọng khi trả lời, là cha mẹ cần chú ý đến mong muốn, xúc cảm, hứng thú và niềm tin của trẻ. Nhiều khi, trẻ hỏi “vì sao” không phải để tìm câu trả lời, nên dù bạn cố gắng rất nhiều cũng không thể giúp con thỏa mãn. Bởi lúc ấy, trẻ hỏi chỉ để gây sự chú ý, để được nói chuyện với ba mẹ và được quan tâm. Chính vì thế, có thể cùng một nội dung, nhưng vì muốn gây sự chú ý nên trẻ có thể hỏi đi hỏi lại nhiều lần.
Có cần thiết trả lời luôn và ngay?
Tùy vào từng nội dung câu hỏi của trẻ mà bạn cân nhắc xem có nên trả lời luôn hay không. Đối với những câu hỏi liên quan tới giới tính, tình dục, cha mẹ có thể trả lời luôn cho con. Với những câu hỏi khám phá thìtốt nhất, bạn không nên vội trả lời, mà cho con cơ hội để suy nghĩ về điều đó. Bạn có thể hỏi lại: “Thế con nghĩ tại sao lại như vậy?”. Nếu trẻ nói đúng, cần kịp thời khen để nuôi dưỡng sự tự tin. Còn không, hãy hỏi lại tại sao con nghĩ vậy để hiểu được cách nghĩ riêng của trẻ, nhằm khuyến khích hay bồi đắp cho trẻ phát triển. Đôi khi, người lớn có thể giả vờ giải thích sai, để kích thích tư duy phê phán của trẻ. Hãy hỏi trẻ: “Con thấy mẹ nói thế đúng chưa?”, xem bé có tiếp thu được không và cho bé thêm những phương án trả lời mới.
Không phải lúc nào, bé hỏi và bạn giải thích ngay cũng là tốt. Nếu như vậy thì lâu dần, trẻ sẽ ỷ lại và mặc nhiên là không biết cái gì chỉ việc hỏi người lớn và không chịu tự suy nghĩ, khám phá. Trong nhiều tình huống, bạn không cần trực tiếp trả lời câu hỏi của trẻ, mà kể một câu chuyện có nội dung lý thú, để giúp con tự tìm được câu trả lời thích hợp.

Có nên lảng tránh câu hỏi của trẻ?
Dù bất cứ lý do gì, bạn cũng không nên lảng tránh, cáu kỉnh, nói dối hoặc trả lời cho xong chuyện. Trẻ rất nhạy cảm và nhận ra ngay, sẽ cảm thấy bị tổn thương, không được quan tâm và tôn trọng. Nếu đang bận hoặc chưa muốn trả lời ngay câu hỏi của con, bạn có thể nói: “Cái này khó nhỉ, bố trả lời sẽ hay hơn mẹ đấy!”, hoặc “Giờ đi ăn cơm, để lúc khác nói tiếp chuyện này nhé!”. Nếu cáu giận hay quát nạt, bạn sẽ làm bé tổn thương và lần sau không dám nhờ người lớn giải đáp nữa.

Nhanh tay sắm đồ cho mẹ và bé giá cực rẻ tại https://www.facebook.com/shopbau.vn
<strong style="text-align: justify;">(Bảo Hân - bau.vn)[/B]

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn