Mặc dù việc tiêm phòng đôi khi có thể gây ra những phản ứng không mong muốn nhưng vẫn cần được khuyến khích, vì tác dụng quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ









Tiêm phòng những gì khi bé 6 tháng tuổi?
Bé nên tiêm phòng những loại vắc-xin sau:
Vắc-xin viêm gan B (HBV) bảo vệ bé chống lại virus viêm gan B.
Vắc-xin tổng hợp DTaP ngừa bạch hầu, uốn ván và ho gà.
Vắc-xin khuẩn cầu phổi PCV ngừa vi khuẩn viêm màng não, viêm phổi và viêm tai.
Vắc-xin ngừa viêm màng não Hib ngừa vi khuẩn cấp tính Haemophilus dạng B có thể gây ra viêm màng não, viêm phổi hoặc viêm nắp thanh quản.
Vắc-xin viêm ruột.
Vắc-xin tiêm ngừa cúm nếu vào mùa.
Làm sao để bé ít đau khóc khi tiêm phòng?
Khi tiêm phòng, hãy giữ bé trong lòng, bình tĩnh và làm bé xao nhãng bằng cách nói chuyện với bé bằng giọng nhẹ nhàng, lôi cuốn. Nên cho bé bú bình, bú mẹ hoặc ngậm núm vú giả vì việc cho bé bú khi tiêm chủng sẽ giúp giảm đau và bé sẽ ít khóc.
Con tôi đang khỏe mạnh, bé có thật sự cần tiêm phòng?
Việc tiêm phòng bảo vệ bé khỏi nhiều loại bệnh đã từng gây tử vong hoặc tàn tật cho hàng ngàn trẻ nhỏ. Những rủi ro của việc không được tiêm chủng vượt xa những triệu chứng không đáng kể của một lần chủng ngừa như cáu kỉnh, sốt, mẩn đỏ ở vết tiêm và sự khóc lóc của bé. Những phản ứng nghiêm trọng hơn như co giật và dị ứng, rất hiếm gặp. Bạn phải theo dõi bé cẩn thận sau khi chích ngừa và đưa bé đến gặp bác sĩ nếu triệu chứng lạ hơn mẩn đỏ thông thường.
Những trẻ nào không nên tiêm phòng
Không nên tiêm phòng cho trẻ khi trẻ đang sốt, trẻ đang mắc 1 bệnh nhiễm khuẩn cấp tính (viêm phổi, thương hàn, sởi …), trẻ mới khỏi các bệnh nói trên, còn đang trong thời kỳ hồi sức, trẻ đang bị viêm da mủ, hoặc bệnh chàm ngoài da (eczéma)…
Không nên tiêm phòng đối với những trẻ đang mắc một bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi tiến triển, tràn dịch màng phổi…, nhất là những trẻ đang mắc bệnh thận mãn tính…
Tùy từng loại có chỉ định khác nhau. Việc thực hiện quy trình tiêm chủng, bảo quản với các loại vắc-xin không khác nhau. Nhưng luôn cần chú ý mỗi loại vắc-xin luôn có một yêu cầu về sức khỏe với trẻ.
Tiêm phòng viêm gan B: Trước khi được tiêm chủng, trẻ cần được bác sĩ thăm khám trước. Trẻ chỉ được tiêm vắc-xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh khi đã bú tốt. Đối với những trẻ đẻ non, cân nặng thấp, trẻ bị đẻ khó, mẹ bị sốt trước, sau khi sinh, nước ối bẩn, con bị ngạt, thai già tháng, trẻ dị tật… cần được thăm khám cẩn thận để tránh các trường hợp trùng hợp ngẫu nhiên. Đối với những trẻ đang bị ốm, sốt, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính thì cần được hoãn tiêm”.
Tiêm phòng lao: nên tránh cho các trẻ sinh non còn quá yếu, quá thiếu cân; các trẻ đang bị bệnh cấp tính; các trẻ đang bị bệnh ngoài da lan rộng, đang tiến triển.
Tiêm phòng Bạch hầu, uốn ván, ho gà: Trong trường hợp trẻ đang mắc bệnh nhiễm khuẩn, sốt cao, rối loạn thần kinh (co giật, viêm não và các bệnh về não)… không nên tiêm.
Tiêm phòng sởi: nên tránh cho các trẻ đang bị ung thư máu, các trẻ đang bị suy dinh dưỡng rất trầm trọng, các trẻ đang phải chữa bệnh bằng các loại thuốc corticoid …
Tiêm phòng thương hàn: nên tránh cho các trẻ đang bị bệnh ở thận, đang bị tiểu đường, hoặc đang trong 1 tình trạng có hiện tượng dị ứng trầm trọng
Tiêm phòng bại liệt: Tuyệt đối không được cho uống vắc-xin phòng bại liệt khi trẻ đang bị sốt, bị nôn, tiêu chảy, đang điều trị thuốc corticoid, mắc bệnh ác tính (u lympho, bạch cầu cấp…) hoặc bị nhiễm HIV.
Tiêm phòng viêm não Nhật Bản: Không được tiêm khi trẻ đang sốt cao, mắc bệnh tim, thận, gan, đái tháo đường, đang mắc bệnh ung thư máu và nhất là trẻ đã từng bị dị ứng với vắc-xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản.
Bau.vn

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn