Nhiều bé sơ sinh có đầu bị bẹt (méo, móp), hiện tượng này có thể do bé chỉ ngủ ở cùng một tư thế, cũng có thể do bé phải nằm một thời gian dài trong cũi hoặc ghế sơ sinh.







Khu vực đỉnh đầu của bé rất mềm do vùng xương sọ chưa hoàn thiện. Ngoài ra, cấu tạo vùng thóp của bé sơ sinh cũng chưa cứng cáp nên xuất hiện vết lõm. Nhìn bên ngoài, bạn sẽ thấy đều bé có vẻ nhọn hoặc một bên đầu nhô ra ngoài nhiều hơn một bên đầu còn lại.

Để hạn chế tình trạng trên, bạn nên chú ý một số điểm sau:

- Nên bế bé: Khi bé thức hoặc vui chơi, bạn nên bế bé trên tay để giảm thiểu áp lực đè lên vùng đầu khi bé phải nằm cũi hoặc nằm trên xe đẩy dành cho bé sơ sinh.

- Thay đổi tư thế ngủ: Khi bé ngủ, bạn nên đặt lưng của bé xuống trước, sau đó mới điều chỉnh đầu bé cho phù hợp. Thói quen nằm ngửa sẽ giảm nguy cơ đột tử cho bé khi ngủ nhưng nó khiến cho phía sau đầu bé trở nên phẳng (bị bẹt). Bạn có thể nắn lại cho bé bằng thế ngủ nằm nghiêng và kê đầu trên gối lõm (gối hình chữ U hoặc hình móng ngựa).

- Đưa bé đi khám bác sĩ: Tình trạng móp đầu ở bé có thể được cải thiện trong một vài tháng khi vùng xương sọ và xương cổ của bé cứng cáp hơn và chịu được nhiều áp lực từ bên ngoài môi trường. Một số bé khác, tình trạng móp đầu trở nên nghiêm trọng, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn