Hiếu động là một chứng bệnh của trẻ mà y học chưa tìm ra được nguyên nhân. Nhiều nhà khoa học cho rằng do đại não chậm phát triển, các sợi thần kinh chưa thành phục gây nên,






Hiếu động là một chứng bệnh của trẻ mà y học chưa tìm ra được nguyên nhân. Nhiều nhà khoa học cho rằng do đại não chậm phát triển, các sợi thần kinh chưa thành phục gây nên, cũng có khả năng do di truyền, não bị tổn thương và nội tiết không bình thường. Đặc trưng của bệnh là đa động, khó tập trung chú ý, tính tình không ổn định, dễ nổi nóng cáu gắt. Có sự khác thường về mặt hành vi tính cách, thích đánh nhau, thích phá hoại, thậm chí trở thành trẻ phạm tội. Tuyệt đại đa số những trẻ bệnh dạng này, khi đến tuổi thanh niên sẽ giảm nhẹ hoặc mất đi.
Theo Đông y, do cơ thể mất điều hòa dẫn tới mất cân bằng âm dương, tính huyết không đầy đủ, tim thận đều suy, thần khí mất thông minh. Tim tàng thần, thận tàng chí, tâm chí không đầy đủ thì khiếu trí tuệ không thông mà hôn mê không nhạy cảm, khả năng tiếp thu và lý giải kém, học hành kém. Thận dương không đầy đủ thì thần khí không thông minh mà hay quên. Thận âm không đầy đủ thì thủy không hàm dưỡng mặc, gan dương hơi quá mức bình thường, sức chú ý không tập trung, động cựa nhiều. Cách chữa của Đông y là bổ thận ích não và an thần.




Ảnh: Internet.

Những điều cần biết
Đây là một bệnh mãn tính khó trị nên cần có sự hợp tác phối hợp của người nhà, nhà trường, bác sĩ và phải chữa trị lâu dài mới có hiệu quả. Không được kỳ thị trừng phạt làm tổn thương đến lòng tự trọng của tuổi trẻ, cần có phương pháp giáo dục thích hợp, huấn luyện nhiều lần và kiên trì, nếu thấy có tiến bộ phải động viên khích lệ ngay.
Ăn uống cần đa dạng, ngoài chế độ ăn giàu vitamin, protein, chất khoáng và các yếu tố vi lượng, còn phải ăn thêm những thực phẩm có tác dụng bổ thận ích não như: vừng đen, táo đỏ, đậu đen, óc, tim, gan, thận của động vật, sữa cá và hải sản. Giảm ăn các thực phẩm hỗn hợp carbon như: gạo, mì, đường; không ăn quá mặn, quá chua; các thức ăn kích thích, cay.
Có thể uống nhiều trà, cà phê sẽ có lợi cho chữa trị nhưng không nên uống vào buổi tối vì dễ mất ngủ.
Không cho trẻ nghịch ngợm quá độ, tránh bị mệt mỏi quá, đồng thời đảm bảo giấc ngủ đầy đủ. Không cho trẻ chơi trò chơi điện tử nhiều, sẽ kích thích trẻ gây trạng thái hưng phấn quá độ.
Các bài thuốc dân gian
Bài 1: sinh địa, thục địa mỗi thứ 10g, quy bản 12g, chi mẫu 10g, hoàng bách 5g, sinh ngưu tráng mỗi thứ 12g, viễn trí 5g, xương bồ 6g, sơn thù du 5g, hoài sơn dược 10g, phục linh 6g, ngày 1 thang, sắc làm 2 lần uống.
Bài 2: cửu tiết xương bồ 15g, viễn trí 5g, bột trân châu 1g, đảng sâm 10g, ngũ vị tử 6g, ngày 1 thang, sắc 2 lần uống.
Món ăn chữa bệnh
Hạt sen 50g, toan táo nhân 10g, dùng vải màu bọc toan táo nhân, thêm 150g gạo tẻ cùng nấu cháo, cháo chín bỏ toan táo nhân, thêm đường phèn vừa đủ, chia 3 lần ăn. Dùng chữa trẻ hoạt động nhiều, đêm ngủ kém không yên, nghiến răng hay mơ.
Cam thảo 10g, hạt tiểu mạch (bỏ vỏ) 60g, đại táo 60g, nấu nước uống, mỗi ngày 2 lần, một liệu trình 10 ngày. Dùng cho trẻ cựa quậy nhiều, hay quên, dễ cáu, nói nhiều, ra mồ hôi trộm.
Dâu quả 15g, hoa cúc trắng 10g, sắc uống thay trà. Dùng chữa trẻ xung động dễ cáu, đứng ngồi không yên.
Hồ đào nhân, vừng đen, nghiền bột, thêm bột mì, đường vừa đủ, làm thành bánh qui ăn thường xuyên. Dùng chữa trẻ hoạt động nhiều, học tập khó.
Vịt tươi 1 con làm sạch nhồi 6g thiên ma, 10g sinh địa vào bụng vịt hấp chín, thêm gia vị chia làm 3 lần ăn. Dùng chữa trẻ bị chứng hoạt động nhiều, học tập khó.
Dạ dày lợn 1 chiếc, tâm sen 100g, cùng nấu nhừ, cô khô, nghiền bột, làm thành hoàn, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần. Dùng chữa trẻ hoạt động nhiều, sức chú ý phân tán.

Trẻ nhỏ không nên uống thuốc ngủ, thuốc an thần. Điều đáng nhớ là chữa trị bệnh này nên nhấn mạnh đến sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và nhân viên y tế. Trước tiên cần loại trừ các kích thích xấu về tâm lý với trẻ bị bệnh, trong học tập cần huấn luyện kiên trì, lặp đi, lặp lại, hễ có tiến bộ thì kịp thời động viên. Trong ăn uống cần chú ý điều chỉnh như trên, kiên trì không lơi lỏng.


Nguồn SKĐS




Theo bau.vn