Nhiều trường hợp đau bụng ở bé là do bé bị đầy hơi, không gây hại cho sức khỏe của bé. Ngược lại, một số trường hợp đau bụng ở bé trở nên nguy kịch, thường được cha mẹ phát hiện và xử lý chậm.






Dấu hiệu

- Mặt bé chuyển sang đỏ tía, hai bàn tay bé nắm chặt.

- Chân bé co lên ngực, người bé khẽ gập lại.

- Bé quấy khóc.

- Bé có phản ứng bị đau khi bạn chạm tay vào bụng bé.


Nguyên nhân

- Bé bị đầy hơi do nuốt quá nhiều không khí khi bú.

- Bé bị dị ứng với sữa bình.

- Do bé bú quá no hoặc bé quá đói.

- Bé bị quấn tã quá chặt.

- Người mẹ sử dụng nhiều thức ăn gây dị ứng nên bé bú sữa mẹ cũng bị dị ứng theo.

- Ngoài ra, có thể do bé bị viêm ruột, viêm phổi, gãy xương sườn, viêm cơ thành bụng, thoát vị bẹn…

- Một số trường hợp bác sĩ không xác định được chính xác nguyên nhân.

Giúp bé dịu cơn đau

- Xoa nhẹ bụng bé theo chiều kim đồng hồ.

- Bạn có thể tắm cho bé bằng nước ấm rồi cuốn bé trong chăn ấm, mềm mại để bé dễ chịu.

- Bế bé, đung đưa nhẹ cũng khiến cơn đau của bé đỡ hơn.

- Bạn nên chú ý đến tư thế bú cho bé để tránh việc miệng bé không ngậm chặt đầu vú (với bé bú mẹ) hoặc bình sữa (với bé bú bình), giảm thiểu tình trạng đầy hơi. Thi thoảng, bé đi tiêu hoặc xì được hơi ra (trung tiện) thì cơn đau bụng cũng hết.

Dấu hiệu nên đưa bé đi khám

- Da và niêm mạc bé có biểu hiện tái nhợt.

- Bé bị nôn trớ liên tục.

- Bé bị sốt.

Điều trị

Bác sĩ có thể cho bé sử dụng men đường ruột vi sinh để cân bằng vi khuẩn gây rối loạn đường ruột. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể sử dụng kháng sinh hoặc một số loại thuốc khác. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc cho bé, nếu không, triệu chứng đau bụng của bé càng trầm trọng hơn.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn