Đau mắt đỏ là một trong những bệnh khá phổ biến ở trẻ em, và có thể tự khỏi sau khoảng 1-2 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đau mắt đỏ có thể gây biến chứng nghiêm trọng về mắt như: viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc sâu... làm ảnh hưởng khả năng thị giác của trẻ, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa






Đau mắt đỏ là một bệnh khá phổ biến, và có thể bùng phát thành dịch mỗi khi thời tiết thay đổi. Theo thống kê, ở Việt Nam, dịch đau mắt đỏ thường bắt đầu và kết thúc trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 11, do sự ẩm thấp của thời tiết tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và lây lan của vi rút. Đặc biệt, mùa mưa là thời điểm dịch có nguy cơ bùng phát mạnh và lây lan với tốc độ cao nhất.
Bệnh không có thuốc đặc trị, và có thể khỏi sau 7-14 ngày. Việc chữa trị bằng thuốc uống và các loại thuốc nhỏ mắt chỉ có tác dụng giảm triệu chứng, và rút ngắn bớt thời gian nhiễm bệnh. Mặc dù vậy, theo khuyến cáo của các chuyên gia, nếu muốn cho bé sử dụng bất cứ loại thuốc nào, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Rất nhiều trường hợp bệnh trở nên nghiêm trọng như gây sẹo giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa do tự ý sử dụng các loại thuốc có chứa corticoid.



Đau mắt đỏ có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu mẹ không xử lý đúng cách
Làm gì khi trẻ bị đau mắt đỏ?
Khi bị đau mắt đỏ, trẻ sẽ cảm thấy mắt cộm, đỏ, ngứa, thường xuyên chảy nước mắt, và có dấu hiệu xuất hiện ghèn vào mỗi buổi sáng thức dậy. Trong một số trường hợp, bé có thể bị sốt nhẹ, viêm mũi họng hoặc nổi hạch. Vì bệnh đau mắt đỏ có tỷ lệ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần kể từ thời điểm bé bị bệnh, nên việc chẩn đoán và điều trị sớm rất quan trọng.
Khi phát hiện trẻ bị đau mắt đỏ, mẹ nên đưa bé đến các cơ sở chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị. Không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc. Với những trường hợp đau mắt đỏ do vi khuẩn, mẹ có thể dùng nước muối có nồng độ 0,9% để rửa mắt cho bé. Sau đó có thể tiếp tục cho bé dùng thuốc kháng sinh như tobramyxin, ofloxaxin… có thể uống thêm thuốc giảm phù. Với những trẻ bị đau mắt do vi -rút, bác sĩ sẽ cho bé sử dụng thuốc kháng sinh tra mắt để phòng ngừa bội nhiễm. Nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảmsau 5-7 ngày, mẹ nên đưa bé đi tái khám. Không nên cho bé nhỏ thuốc kháng sinh kéo dài.
Theo các chuyên gia, 80% lượng thông tin não thu nhận được đều qua thị giác của trẻ. Do đó, những vấn đề về mắt như cận thị có thể làm hạn chế khả năng phát triển trí não của bé, gây ảnh hưởng đến việc học tập của các em
Để phòng ngừa và hạn chế nguy cơ lây lan, mẹ nên thực hiện các bước điều trị sau đây:
- Rửa mặt ít nhất 3 ngày/ lần. Chú ý không sử dụng khăn chung với người khác.
- Thường xuyên rửa tay với nước ấm và xà phòng diệt khuẩn, nhất là sau khi dùng thuốc nhỏ mắt.
- Lau rửa mắt bằng thuốc nhỏ mắt hoặc nước muối sinh lý 2 lần một ngày bằng tăm bông. Không dùng chung thuốc nhỏ mắt cho cả mắt lành và mắt nhiễm khuẩn.
- Có thể dùng khăn ấm đắp lên mắt để làm dịu mắt, và giảm ngứa.
- Nên cho bé nghỉ ngơi và cách ly tại nhà.
- Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng, các loại trái cây để giúp bé củng cố bức tường miễn dịch của cơ thể.
- Cho bé uống nhiều nước để đẩy nhanh quá trình đào thải độc tố.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn