Một đứa trẻ sơ sinh luôn là cả một thế giới khó hiểu với những người mới lần đầu làm mẹ. Đối mặt với con, bạn sẽ có hàng loạt câu hỏi vì sao, chẳng hạn như "vì sao mà bé lại "xả nước" và đi tiêu hoài như thế?". Thử lượm lặt các thông tin ở đây và xem chúng sẽ giúp ích cho bạn như thế nào nhé!






Bé đi tiểu bao nhiêu lần một ngày?
Mỗi 1 đến 3 giờ, bé yêu của bạn lại làm ướt tã. Trung bình, mỗi ngày bé sẽ tiểu khoảng 6 lần hoặc nhiều hơn. Nếu bé đang bệnh hay đang sốt, hay khi trời quá nóng, bé đi tiểu ít hơn, có thể chỉ còn 1 nửa so với thường lệ. Đây là một quá trình hết sức bình thường và không bao giờ gây đau đớn cho bé. Nếu bé có dấu hiệu đau khi tiểu, mẹ nên đưa con đi khám bệnh ngay vì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu.



Ở một đứa trẻ khỏe mạnh, nước tiểu có màu trong suốt cho đến vàng, vàng sẫm. Nước tiểu càng đặc càng có màu sẫm và nó cho thấy bé không uống đủ chất lỏng. Đôi khi bạn thấy một vệt màu hồng trong tã và đó không phải là máu, mà là nước tiểu cô đặc. Nếu tình trạng này kéo dài, bé cần được kiểm tra, dù vẫn đều đặn “xả nước” từ 4 lần mỗi ngày trở lên.
Nếu trong tã có vệt màu hồng hay một chút máu thì đó cũng có thể là biểu hiện của hăm tã. Nhưng thông thường, nó cho thấy một vấn đề nghiêm trọng hơn. Nếu bạn thấy bé bị chảy máu kèm theo đau bụng hoặc chảy máu ở cả những vùng khác thì nên đưa con đến bệnh viện ngay lập tức.
Chất thải đường ruột của bé
Trong vòng ngày đầu tiên sau khi sinh và một vài ngày sau đó, bé sẽ có lần đi tiêu đầu tiên, và “sản phẩm” là phân xu. Đây là chất thải có màu đen hoặc xanh lấp đầy ruột bé từ trước khi sinh và một khi phân xu đã được đào thải hết, phân bé sẽ có màu vàng – xanh lá.
Nếu bé được bú mẹ, không lâu sau đó phân sẽ có màu vàng đậm như mù tạt với các hạt lợn cợn. Cho đến khi bé bắt đầu ăn dặm, phân có thể mềm, lỏng hoặc rất lỏng. Nếu bé được nuôi dưỡng bằng sữa công thức, phân thường có màu vàng và đặc hơn phân của các bé được bú sữa mẹ.
Bất kỳ sự thay đổi hay hiện tượng bất thường nào của con cũng khiến mẹ "đứng ngồi không yên". Tuy nhiên, không phải điều gì lạ cũng nguy hiểm đâu mẹ nhé, nhất là 5 điều sau đây
Dù bé uống sữa công thức hay sữa mẹ, tình trạng phân rắn, khô đều chỉ ra rằng con không uống đủ chất lỏng và đã mất nước nhiều do bệnh, sốt hay nhiệt độ môi trường. Một khi bé đã chuyển sang ăn dặm, phân cứng còn cho thấy bé đã ăn quá nhiều thức ăn gây táo bón như ngũ cốc, sữa bò trước khi hệ tiêu hóa đủ cứng cáp để xử lý chúng. Sữa nguyên kem không hề được khuyến nghị dùng cho trẻ dưới 12 tháng đâu, mẹ nhé.
Sự biến đổi của phân cũng là chuyện hết sức bình thường. Nếu bé ăn nhiều ngũ cốc, phân có thể có màu xanh. Nếu bé được uống bổ sung sắt, bé sẽ thải ra phân màu nâu sẫm. Nếu có một kích thích nào đó ở hậu môn, như phân cứng chẳng hạn, thì bạn sẽ thấy trong phân có thể lẫn các vệt máu. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy có lượng lớn máu, chất nhầy, hay nước thì nên đưa con đi khám bệnh nhé.
Trong những ngày đầu sau khi sinh, phân của trẻ sơ sinh được gọi là phân su. Phân su có màu xanh đen, dính và sệt. Nó được tạo thành từ chất nhầy, nước ối và tất cả những gì bé đã tiêu hóa khi đang nằm trong bụng mẹ. Phân su có thể hơi khó chùi nhưng sự xuất hiện của nó là dấu hiệu cho thấy hệ...
Phân của bé có thể hơi chảy nên mẹ cũng rất khó phân biệt liệu bé có bị tiêu chảy hay không. Nhưng thường thì tiêu chảy sẽ làm cho con đi tiêu thường xuyên hơn. Điều này có thể xảy ra do bé bị nhiễm trùng hoặc người mẹ có sự thay đổi trong chế độ ăn. Tiêu chảy thường làm bé mất nước nên mẹ cần cho con bú thường xuyên hơn.
Việc bé đi tiêu ít và thưa hơn các bé cùng tháng tuổi cũng không đáng lo ngại. Mẹ biết không, có những bé bú mẹ chỉ đi tiêu đúng 1 lần mỗi tuần. Đó là vì, sữa mẹ để lại rất ít chất thải dạng đặc trong đường tiêu hóa của bé. Chỉ cần phân bé vẫn mềm, không cứng hơn bơ đậu phộng thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
Tuy nhiên, các bé bú sữa công thức thường đi tiêu 1 lần mỗi ngày. Nếu nhịp độ này bị trì hoãn, mẹ nên chú ý xem bé có bị táo bón hay không và tìm biện pháp khắc phục.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn