Theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh không chỉ là đo chiều cao, cân nặng, mẹ nhé! Thông qua các hoạt động thể chất của bé, mẹ có thể biết được sức khỏe của con đấy






Trong vài tuần đầu đời, mẹ có thể nhận thấy rằng thiên thần nhỏ của mình rất ư là nghịch ngợm. Tuy chưa thể chạy băng băng cùng cả nhà ra công viên, bé vẫn không bỏ qua các cơ hội để phát triển kỹ năng vận động của mình để chuẩn bị cho một tuổi thơ đầy sôi nổi. Độ năng động này cũng là thước đo phản ánh trung thực về sự phát triển của trẻ sơ sinh.



Sự phát triển của các kỹ năng vận động là những dấu mốc quan trọng giúp mẹ theo dấu sự phát triển của con
Kỹ năng vận động của bé qua từng tháng
Vào tháng thứ 2, bé cưng đã bắt đầu đá chân. Thực ra, đây là một hoạt động rất điển hình ở thời điểm này, nhưng chẳng bao lâu sau đó, bé có thể gập và duỗi chân bất cứ khi nào bé muốn.
Ở tháng thứ 3, bé có thể lật người từ tư thế nằm ngửa thành nằm sấp. Bé sẽ chưa thể lật theo chiều ngược lại, từ sấp thành ngửa ở thời điểm này mà phải chờ khoảng 3 tháng nữa.
Cũng trong khoảng thời gian này, khi bạn giữ cho con đứng lên, bé có thể ấn mạnh chân xuống sàn và đẩy thẳng chân như thể đang tự đứng. Sau một thời gian, bé sẽ phát hiện ra mình còn có thể cong đầu gối lại và nhảy tưng lên. Việc bé đứng và nhún nhảy không ngừng là một mốc phát triển bình thường của bé 3-4 tháng tuổi, mẹ cứ để bé được thoải mái khám phá khả năng của đôi chân nhé.
Khi bước vào tháng thứ 5, bé yêu sẽ có thể nâng cao đầu khi đang nằm sấp và dùng cánh tay đẩy cao phần ngực lên khỏi sàn. Với bụng làm bệ đỡ, bé có thể quẫy đập chân tay lên sàn như thể đang bơi. Chẳng bao lâu nữa mẹ sẽ thấy bé có thể lăn tròn.
Ở tháng thứ 8, bé có thể ngồi mà không cần trợ giúp nữa. Không những thế, bé còn có thể nhấc cả hai tay lên để vỗ tay hoặc chơi đồ chơi. Bé cũng đã biết nhặt và chuyền đồ chơi từ tay này sang tay kia.
Khi bé đã có thể ngồi lên, thế giới xung quanh trở nên tuyệt vời hơn bao giờ hết với tràn ngập những thứ thú vị để khám phá. Nhưng trước hết, bé con cần được tập ngồi với ít nhiều sự hỗ trợ từ bố mẹ
Chỉ vài tháng trước ngày sinh nhật đầu tiên, bé cưng có khuynh hướng hoạt động liên tục. Bé sẽ kéo chân để cho vào miệng. Bé có thể nóng nảy đá và giãy chân suốt những lúc thay tã. Giữa khoảng thời gian từ 7 đến 10 tháng, bé từ một “tập sự” đã trở nên một “bậc thầy” trong việc bò tung tăng đây đó. Vào gần ngày sinh nhật 1 tuổi, bé đã có thể bước những bước đầu tiên.
Kích thích sự phát triển của con
Khi bé yêu đang phát triển, mẹ đừng bỏ lỡ cơ hội tăng tốc cho con bằng các cách kích thích tinh thần và thể chất. Trong vài tuần đầu tiên, trong lúc bế con đi dạo đây đó, mẹ có thể chỉ cho bé thấy những sự vật xung quanh và đọc to tên gọi của chúng. Rất nhanh sau đó, bé sẽ muốn với ra và chạm vào những đồ vật này, và nhặt chúng lên. Mẹ cũng đừng quên nói với con về nơi mà mình đang đứng. Bất cứ khi nào ở bên con, mẹ cũng nên tiếp tục cuộc đối thoại, dù là thay tã, đi tắm hay chở con đi chơi. Mẹ có thấy con đang đáp lại mình bằng cách ngọ ngoạy chân và tay không?
Sự hiếu động của bé sơ sinh đôi khi lại làm cho mẹ vô cùng lo lắng. Dường như không lúc nào con ngừng chân ngừng tay, dù chẳng có lý do gì để làm như vậy. Cùng giải mã "bệnh múa máy" này nhé!
Dưới đây là một vài gợi ý những việc mà mẹ và bé có thể cùng làm với nhau:
-Đọc to tên đồ vật,
-Chơi nhạc và nhún nhảy khi bạn bế bé trong tay,
-Chơi cùng nhau trên sàn
-Chơi trò hú -hà
-Ôm, bế bé thường xuyên để bé cảm thấy sự vỗ về, yêu thương
-Đặt bé vào xe đẩy và đi dạo cùng nhau. Đây là một cách tốt để bé bắt đầu khám phá thế giới xung quanh mình.
-Khi bé lớn hơn, mẹ có thể mua cho con những món đồ chơi thích hợp và an toàn.


Nguồn SKĐS




Theo bau.vn