Những bỡ ngỡ đầu tiên khi làm cha mẹ có thể khiến các cặp vợ chồng son e ngại và lo lắng. Hãy sử dụng cẩm nang thuận tiện này để vượt qua những điều không chắc chắn và đối mặt với các thử thách làm cha mẹ lần đầu tiên bằng sự tự tin.






Không có gì ngạc nhiên khi bạn cảm nhận những khoảnh khắc đầu tiên của con bằng một cảm xúc thật mới mẻ và đáng ghi nhớ mãi. Nụ cười đầu tiên, những chiếc răng trắng muốt lúm chúm mọc trên hàng nướu hồng tươi, những bước chân lẫm chẫm đầu tiên, lời bập bẹ đầu tiên… tất cả đều là lý do để ăn mừng. Làm mẹ là trải nghiệm thực tế tuyệt vời và quý giá nhất trong đời bạn và dưới đây là những cách để giúp bạn không bối rối với những “lần đầu tiên ấy”.

Lần ra ngoài đầu tiên

Rất nhiều các bà mẹ thắc mắc về việc họ phải chờ bao lâu thì mới có thể đưa con mình ra dạo phố lần đầu một cách chính thức. Trẻ em được tiếp nhận chất miễn dịch ngay trong bụng mẹ để bảo vệ khỏi các bệnh viêm nhiễm trong những tháng đầu tiên của cuộc đời, tuy nhiên đa số các bác sĩ đều đồng ý rằng nơi tốt nhất cho bé chính là bên ngoài trời, nơi bé it có khả năng tiếp xúc với các vi trùng và các bệnh truyền nhiễm thông qua tiếp xúc.

Lần đầu tiên đưa bé ra ngoài, bạn sẽ có thể cảm thấy như đây là một việc lớn, như thể bạn đang khoe báu vật của bạn ra với thế giới bên ngoài. Có vài thứ bạn cần làm để biến dịp này trở thành một trải nghiệm thú vị với cả bạn và bé.

Trong lần đầu tiên đưa con ra ngoài, bạn dường như muốn mang theo mọi đồ dùng của bé, nhưng sự thật là chỉ cần thu xếp những thứ cần thiết như bình sữa (nếu bạn đã cho bé bú bình), khăn lau, khăn choàng, và tùy vào thời gian bạn định sẽ ở ngoài bao lâu mà mang theo một lượng vừa đủ tã (và một bộ dự bị (đề phòng trường hợp thiếu tã) và một bộ quần áo dự phòng. Tránh việc cho bé mặc đồ quá ấm bởi trẻ em chưa có khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể như người lớn.

Tránh cho bé tiếp xúc với mặt trời. Giữa ngày là thời điểm đặc biệt nguy hiểm. Trẻ sơ sinh rất dễ bị cháy nắng bởi làn da mỏng manh và lượng sắc tố melanin còn thấp. Hãy tập làm quen với những chuyến dã ngoại ngắn trước khi đến với những chuyến đi dài hơn.

Lần tắm đầu tiên

Chọn một thời điểm trong ngày khi bé của bạn điềm tĩnh và no nê một cách bình thường. Vì đây là lần tắm đầu tiên nên cuống rốn của bé có lẽ vẫn còn và bạn chỉ nên tắm cho bé bằng khăn.

Hãy đảm bảo chắc chắn rằng căn phòng tắm cho bé ở nhiệt độ ấm và không bụi. Chuẩn bị các đồ dùng cần thiết (một chậu nước ấm, khăn vải cỡ nhỏ, khăn lau, một it bông gòn cỡ lớn, tã sạch và quần áo).

Kiểm tra nước tắm để chắc chắn mang lại cho bé sự dễ chịu. Cởi đồ và đặt bé trên một mặt phẳng như mặt bàn cạnh bồn rửa, mặt sàn, hay mặt bàn thay tã. Dùng một miếng đệm lót, chăn hoặc khăn mềm để lót lên bề mặt. Nếu bạn dự định tắm cho bé trên mặt bàn hay ban thay tã, luôn luôn giữ một tay lên bé để đảm bảo an toàn.

Thực hiện nhanh nhưng nhẹ nhàng, nhúng một miếng bông gòn vào nước để lau mỗi bên mắt của bé từ trong góc mắt ra ngoài. Sau đó dùng một miếng bông khác để rửa sạch mỗi bên tai. Dùng miếng vải nhỏ nhúng vào nước ấm để lau mặt bé, đặc biệt quanh mũi và miệng. Tiếp tục lau người cho bé bằng khăn vải ấm, cẩn thận lau rửa vùng hậu môn và khu vực sinh dục cuối cùng. Nói chuyện hay hát nhẹ với bé trong suốt thời gian tắm. Nếu bé bắt đầu tỏ ra khó chịu hay trở nên buồn chán, bạn cần kết thúc việc tắm cho bé và thử lại vào lần sau.

Nếu có điều kiện, bạn có thể chụp hình hoặc quay phim để lưu giữ khoảnh khắc đáng yêu ấy.

Chiếc răng đầu tiên

Không có bằng chứng y học nào chứng minh cho một niềm tin khá phổ biến rằng mọc răng gây sốt, cảm lạnh, và tiêu chảy mặc dù bạn có thể cam đoan những điều nay có thật!

Chiếc răng đầu tiên thường xuất hiện khi bé được từ bốn đến bảy tháng tuổi. Tròn 3 tuổi, phần lớn trẻ em sẽ có một bộ răng đầy đủ 20 chiếc răng sữa xinh xắn. Khi nào thì bạn biết là bé đang mọc răng?

Hãy để ý các dấu hiệu chảy dãi nhiều, thường xảy ra vài tuần trước khi bạn thật sự nhìn thấy mảnh nhú màu trắng. Bạn có thể chú ý thấy lợi của bé bị sưng và nhạt màu hơn trước ở thời điểm ấy.

Nếu bạn cho rằng bé đang bị đau, có vài cách đặc trị các bà mẹ khác đã áp dụng để giúp trẻ vượt qua khoảng thời gian thử thách này. Nên đưa cho bé một miếng vải ẩm mát và để bé thoải mái gặm chúng. Đặt những món đồ chơi dành cho việc mọc răng vào tủ lạnh (chứ không phải là tủ đá) để làm mát trước khi đưa chúng cho bé.

Mátxa nướu của bé bằng cách dùng ngón tay xoa nhẹ nướu của bé. Nếu cảm thấy chưa đủ tự tin, hãy hỏi bác sĩ để có thể sử dụng một vài liều giảm đau dành cho trẻ sơ sinh hay một phương thuốc đắp dán để giúp bé đang mọc răng đỡ đau hơn.

Cơn cảm lạnh đầu tiên

Lần đầu tiên bé bị cảm lạnh là một trong những thời khắc gay go nhất với các bậc cha mẹ. Bạn muốn con mình cảm thấy thoải mái, nhưng cho dù bạn cố gắng thế nào đi chăng nữa, bé vẫn khóc quấy và không thoải mái trong lần đầu tiên bị nhiễm lạnh. Bé bỏ bú, giấc ngủ bị rối loạn, cáu gắt, đòi hỏi, mắt nhòe nhoẹt nước và thở khò khè…

Cha mẹ sẽ cảm thấy đau thắt lòng và xót con vì con phải chịu đựng như thế, đừng quá lo lắng, bạn cần:
- Bế hoặc đung đưa để đầu bé được nâng cao và nhờ đó bé sẽ dễ thở hơn nếu bé đang bị nghẹt mũi.
- Nâng nhẹ một đầu cũi nơi đầu bé nắm bằng cách chêm một miếng nêm hoặc gấp một chiếc khăn và đặt dưới một đầu nệm.
- Động viên bé uống thêm nước hoặc bú thêm sữa càng thường xuyên càng tốt.
- Dùng một loại máy phun sương mát trong phòng bé.
- Sử dụng liều giảm đau có acetaminophen để làm giảm sốt và làm bớt các triệu chứng cảm lạnh khác theo hướng dẫn của bác sĩ.



Nguồn SKĐS




Theo bau.vn