Khi bắt đầu đi học, trẻ nhỏ rất dễ mắc phải những căn bệnh ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, các bậc cha mẹ cần biết.





Tưởng chỉ là chuyện đùa...Mỗi năm vào mùa tựu trường, hàng triệu trẻ em trên cả nước bắt đầu ngày đầu tiên đi học. Bên cạnh những mừng vui đưa con trẻ đến trường, nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng sợ con mình dễ mắc bệnh khi đi học.
bệnh trẻ em
Do bắt đầu tiếp xúc rộng rãi với môi trường trường học, có nhiều bạn bè và người xung quanh nên trẻ có nhiều vấn đề cần lưu ý trong đó quan trọng nhất là những rối loạn tâm lý, nguy cơ nhiễm trùng tiểu và lây lan các bệnh truyền nhiễm là những đặc điểm cần quan tâm.
Nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu
Bệnh nhiễm trùng tiểu khá thường gặp ở trẻ em lứa tuổi này, xảy ra ở trẻ gái nhiều hơn trẻ trai, nguyên nhân thường do lạ chỗ làm trẻ nín tiểu, uống ít nước, không vệ sinh sạch sẽ sau khi đi tiểu. Các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng tiểu thường mơ hồ và dễ bị bỏ qua như sốt kéo dài, biếng ăn hay chỉ là không tăng cân.
Nếu để ý sẽ nhận thấy trẻ có tình trạng tiểu ít đi, màu sắc nước tiểu thay đổi hoặc có biểu hiện tiểu ngắt quãng, tiểu lắt nhắt, hay tiểu són trong quần kéo dài. Khi phát hiện các dấu hiệu này cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và làm xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán bệnh.
Với những bé chuẩn bị đi học các bậc phụ huynh nên rèn cho bé thói quen đi vệ sinh đúng giờ, rửa tay sau khi đi vệ sinh để tránh lây nhiễm chéo các bệnh khác, với bé gái nên dạy con cách dùng giấy vệ sinh đúng cách.
Những bệnh truyền nhiễm có thể mắc phải
Những bệnh truyền nhiễm trẻ có thể mắc phải khi lần đầu tiên đi học là bệnh nhiễm khuẩn hô hấp và bệnh nhiễm siêu vi.
Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp
Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp bao gồm viêm hô hấp trên và viêm phế quản phổi. Viêm họng do siêu vi, hay kết hợp với viêm kết mạc rất hay gặp ở các nhà trẻ, có thể gây thành dịch. Bệnh bắt đầu đột ngột với các dấu hiệu sốt trong vài ngày, kèm theo chảy nước mắt, nước mũi, ho nhẹ, có khi kèm theo đau họng, nuốt khó, nuốt đau.
Nhưng trẻ vẫn chơi bình thường. Hầu hết các trường hợp viêm họng do siêu vi đều có thể tự khỏi trong vòng 4 đến 5 ngày nếu không có bội nhiễm vi khuẩn.
Bệnh nhiễm siêu vi
Bệnh nhiễm siêu vi có đặc điểm nổi bật là sốt đột ngột, nhiệt độ cơ thể lên đến 39 độ hoặc cao hơn. Sốt liên tục ngày lẫn đêm. Khi dùng thuốc hạ nhiệt thì nhiệt độ cũng chỉ giảm một thời gian ngắn rồi lại tăng lên. Kèm theo sốt nhiều trẻ còn phát ban, đau bụng, ói mửa, tiêu chảy.
Bệnh lý do siêu vi rất hay gặp và cần lưu ý vào mùa mưa là bệnh sốt xuất huyết. Triệu chứng xuất huyết biểu hiện chấm xuất huyết ở da dạng nhỏ li ti, khi căng da vẫn còn hay tự nhiên có vết bầm, mảng xuất huyết ở tay chân, thân mình, chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn máu, tiêu ra máu.
Các triệu chúng nhiễm siêu vi này thường xuất hiện cấp tính, sau 3-5 ngày trẻ hết sốt, khỏe trở lại từ từ. Nếu sốt xuất huyết trở nặng, trẻ đột nhiên hết sốt và trở nên mệt nhiều, bứt rứt, vật vã, tay chân lạnh , đau bụng, ói nhiều, ói hay tiêu ra máu.
Cách chăm sóc trẻ tại nhà
- Khi trẻ sốt nhẹ, cho trẻ mặc quần áo mỏng và thoáng.
- Làm thông thoáng mũi. Khi trẻ ho, khò khè vỗ lưng giúp tống xuất đàm ra ngoài, trẻ sẽ hết ho. Dạy trẻ che miệng khi ho, khi hắt hơi, nhảy mũi và không khạc nhổ bừa bãi..
- Tránh tiếp xúc với khói, bụi, thuốc lá, không khí lạnh sẽ kích thích trẻ ho.
- Cho trẻ uống nhiều nước - Tăng cường dinh dưỡng để làm tăng sức đề kháng cho trẻ.
1. Nghỉ hè, hôm nào không có ai trông, mẹ Tim đành đưa con đến cơ quan chơi. Thế nhưng Tim cứ đến cơ quan là các chú ở cơ quan mẹ lại đưa tay sờ nắn cu tí của bé. Nhất là chú Khánh, vạch hẳn quần của Tim lên và nói to: “Xem giống bố nó chưa này? Mới sờ vào đã cong vống lên...”.
Tưởng mọi chuyện thế là qua đi. Nhưng mẹ Tim phát hiện ra, sau mấy lần như thế, ở nhà, Tim lại tranh thủ nằm sấp để di "cậu nhỏ" xuống giường. Mẹ đã bắt gặp mấy lần, dùng mọi biện pháp nhắc nhở: “Tim không nên làm thế. Như vậy là hư, là xấu”.
me
Bố mẹ cần dạy con không để ai chạm vào cơ quan sinh dục.
2. Bé Bill mới có 5 tuổi, hay sang chơi với các anh sinh viên trọ ở gần nhà. Có hôm, bố Mạnh đón con về phát hiện chuyện động trời. Một cậu sinh viên cởi quần bé và nằm đè lên. Bố tức lắm, cấm tiệt không cho con sang chơi với nhà hàng xóm. Thế nhưng về đến nhà, con lại có những hành động kỳ quặc. Nằm sấp trên sàn nhà, bé gồng người lên, gồng chân lên và rung rung phần dưới.
Mẹ Bill đã kiểm tra và thực sự bị sốc, không hiểu chuyện gì xảy ra. "Cu tí" của bé cũng to lên. Hai bố mẹ đánh Bill một trận và dọa nạt.
Nhưng mấy lần bố mẹ không để ý, quay lại đã thấy con lén lặp lại hành động kia và mồ hôi toát ra.
Tuyệt đối không để ông bà, người thân sờ "cu tí" của con bạn
Cách trêu chọc bé như trên rất phổ biến. Theo chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn, văn hóa Việt Nam cho rằng đó chỉ là đùa cho vui, nhưng người phương Tây không chấp nhận vì cho đó là hành vi xâm hại tình dục. Đã có người sang thăm Mỹ thăm gia đình em ruột. Thấy thằng cháu xinh trai, kháu khỉnh, ông ta nghịch "cu tí" ủa nó. Cậu bé liền gọi điện báo cảnh sát đến bắt ông bác vì tội lạm dụng tình dục trẻ em.



Bố mẹ không nên đánh mắng con. Hãy bày cho con nhiều hoạt động vui chơi, tránh để con ở một mình trong phòng.
“Ngay cả ở Việt Nam, hành vi đó nếu trái với ý muốn của bé thì cũng được coi là xâm hại” - ông Đoàn nói. Ngoài chuyện khiến bé bực mình, mặc cảm và xấu hổ, việc nghịch chim hay bắt bé phô bày bộ phận sinh dục sẽ khiến các cậu bé quá chú ý tới chỗ đó, không tốt cho sự phát triển giới tính. Bé quen bị đùa theo cách này sẽ không biết tự vệ khi thực sự bị xâm hại tình dục. Có những cậu bé học cách nghịch này và áp dụng với bạn bè, trở thành kẻ xâm hại.
Cũng theo chuyên gia Đinh Đoàn, thường các bé thành phố có ý thức nhiều hơn về quyền của mình nên kiên quyết phản đối thói “nghịch ngợm” của người lớn. Còn bé nông thôn vốn được giáo dục theo lối áp đặt, dễ nghe lời, nên thiếu ý thức phản kháng, giống như bé Hiếu trong câu chuyện vừa kể.
Biện pháp xử lý
Bố mẹ cần dạy con không để ai chạm vào cơ quan sinh dục. Bố mẹ tránh để con nhìn thấy những cảnh nóng ở ngoài đời hay trên phim ảnh. Nếu bắt gặp con có những hành động kỳ quặc, bố hãy nói chuyện với con trai như những người đàn ông.
Có rất nhiều cách thủ thỉ tâm tình với con: “Con làm việc đó là không nên. Hồi nhỏ bố không bao giờ làm thế. Chú A/anh B làm thế là sai rồi. Cứ làm như thế này, con sẽ bị ốm và phải vào bệnh viện...”.
Bố mẹ không nên đánh mắng con. Hãy bày cho con nhiều hoạt động vui chơi, tránh để con ở một mình trong phòng. Một thời gian sau, con sẽ quen thôi. Đừng quên dành thời gian để ý, theo dõi xem con có hành động như thế nữa không.
Cách chăm sóc cậu nhỏ an toàn cho trẻ
Cách chăm sóc cậu nhỏ cho trẻ rất quan trọng nó ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển dương vật của trẻ sau này. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên bổ sung những kiến thức về cách chăm sóc cậu nhỏ an toàn cho trẻ nhà bạn có sức khỏe sinh sản khỏe mạnh về sau.
Đặc điểm sinh lý phần bao quy đầu của trẻ
Phần đầu dương vật (quy đầu) được một đoạn da mỏng (gọi là bao quy đầu) bảo vệ. Bao quy đầu gồm 2 lớp: lớp da ở bên ngoài và lớp niêm mạc ở bên trong. Trước khi bé chào đời, bao quy đầu và đầu dương vật phát triển như một thể thống nhất, chúng dính chặt với nhau. Dần dần, mặt trong của bao quy đầu và lớp da của đầu dương vật bắt đầu tách rời nhau, nhờ hiện tượng bong tế bào ở bề mặt mỗi lớp. Biểu mô của hai lớp này thường xuyên được thay mới.
Tế bào chết tích tụ thành chất tiết trắng, dần dần được đẩy ra ngoài qua phần chóp của bao quy đầu. Trên thực tế, có khi phải mất 5-10 năm hoặc hơn, quá trình tách mới hoàn thành, và bao quy đầu mới có thể lộn được khỏi đầu dương vật về phía bụng.
Ở trẻ sơ sinh, bao quy đầu thường chưa tách khỏi quy đầu và không thể tự lộn được. Hơn nữa, khi ý thức được hơn về cơ thể, các bé đều tìm cách “khám phá” bộ phận sinh dục của mình và có thể tự lộn bao quy đầu. Nếu bao không thể tự lộn một cách dễ dàng khi bé còn nhỏ, cha mẹ cần hiểu đó không phải là điều bất thường.
Bã Smegma: Quá trình bong tế bào da từ da dương vật và lớp trong của bao quy đầu diễn ra trong suốt cuộc đời người nam giới và đặc biệt mạnh mẽ ở trẻ em. Sự bong da tự nhiên giúp bao quy đầu tách khỏi quy đầu. Do diễn ra ở một nơi khá chật hẹp, các tế bào chết không thể thoát ra một cách dễ dàng. Chúng phải tìm cách đi tới phần đỉnh của bao quy đầu, tạo ra bã smegma, xuất hiện dưới dạng những mảng trắng ở dưới da.
Khuyến cáo của chuyên gia
- Vệ sinh bao quy đầu: Da quy đầu rất dễ chăm sóc. Hãy tắm rửa thường xuyên cho bé. Tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có cả cơ quan sinh dục, cần được rửa sạch sẽ, không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt nào. Không được tìm cách rửa đầu dương vật bằng tăm bông, xối nước mạnh hoặc dùng thuốc diệt khuẩn. Chỉ cần dùng nước sạch và xà phòng để rửa bên ngoài là đủ.
- Lộn bao quy đầu: Quá trình tách bao quy đầu và quy đầu đòi hỏi thời gian, không nên thúc ép. Khi nào thì bao quy đầu có thể lộn được?
Điều này tùy thuộc mỗi bé. Có thể là từ khi bé mới sinh, nhưng điều này rất hiếm, có thể mất vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí là vài năm. Điều này là bình thường. Mặc dù rất nhiều bao quy đầu có thể lộn được khi trẻ lên 5, bạn không cần lo lắng nếu phải chờ lâu hơn. Một số bé trai chỉ có thể lộn bao quy đầu hoàn toàn khi tới tuổi trưởng thành.
- Vệ sinh bao quy đầu đã lộn được hoàn toàn: Trong vài năm đầu, chỉ cần thỉnh thoảng lộn bao và rửa phía dưới là đủ. Vệ sinh dương vật sau này sẽ trở thành một phần thói quen vệ sinh thân thể của trẻ, giống như việc gội đầu, đánh răng. Khi đến tuổi dậy thì, các em trai phải hiểu được tầm quan trọng của việc lộn da quy đầu và vệ sinh bên dưới một cách sạch sẽ hằng ngày.
Cách chăm sóc cậu nhỏ an toàn cho trẻ
- Khi chưa lộn được bao quy đầu: Lúc tắm cho bé, hãy rửa “cậu nhỏ” như những phần còn lại của cơ thể rồi lau khô. Đừng tìm cách tuốt mạnh bao quy đầu về phía bụng. Trong 90% trường hợp, bao quy đầu sẽ tự lộn được khi bé lên 3.
- Khi đã lộn được bao quy đầu: Nhẹ nhàng vuốt ngược da quy đầu về phía bụng và rửa phần ở dưới rồi lau khô. Nhẹ nhàng vuốt xuôi bao quy đầu để trả nó về vị trí cũ.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn