Nếu một thời gian bạn thấy con thường xuyên thức đêm nhiều hơn bình thường thì rất có thể vì 6 lý do phổ biến sau.






Bé sơ sinh thường ngủ thiếp đi trong vài giờ và chúng có thể thức dậy sau mỗi 3 - 4 giờ để ăn. Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu bé bỗng thức giấc nhiều vào ban đêm thì rất có thể do những lý do sau đây.
<br style="font-weight: bold;">1. Trẻ sơ sinh thường có giấc ngủ không ổn định

Theo nghiên cứu của viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP), những em bé sơ sinh thường không có một chu kỳ giấc ngủ ổn định cho đến khi chúng được khoảng 6 tháng tuổi. Theo đó, trẻ sơ sinh sẽ ngủ li bì khoảng 16 - 17 giờ mỗi ngày. Và chúng chỉ cần thức giấc 1 - 2 giờ tại một thời điểm nào đó để ăn. Khi bé lớn hơn, thời gian ngủ của chúng cũng ít hơn.

Tuy nhiên, mỗi bé sơ sinh khác nhau lại có nhu cầu ngủ và thời gian ngủ khác nhau. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Bởi thời điểm này chúng có thể thức dậy vào ban đêm nhưng lại tiếp tục ngủ trở lại sau một vài phút thức giấc.
<br style="font-weight: bold;">2. Thay đổi môi trường

Nếu em bé của bạn trước đó ngủ ngon nhưng bây giờ đột nhiên thức dậy nhiều vào ban đêm thì có thể do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ phòng, ánh sáng cũng như âm thanh.

Nhiều bà mẹ trẻ có kinh nghiệm chăm con cho rằng, trẻ sơ sinh có thể bị đánh thức ban đêm bởi những tiếng ngáy của bố mẹ, tiếng ho quá to hoặc ngay cả khi bé cảm thấy quá nóng hay quá lạnh.

Ngoài ra, sự thay đổi thói quen cũng khiến trẻ thức giấc ban đêm như sự thay đổi môi trường khi đưa trẻ đi du lịch, về quê...
<br style="font-weight: bold;">3. Bệnh tật

Trẻ thường thức dậy vào ban đêm khi chúng đang bị mệt hoặc bị đau đớn trong cơ thể. Nhiều cha mẹ có thể phát hiện ra trẻ bị nhiễm trùng tai. Sau khi cho sử dụng thuốc kháng sinh, bé lại ngủ ngon và không thức đêm nữa.

Vì thế khi con thường xuyên thức giấc ban đêm, bạn có thể đưa con tới bác sĩ thăm khám để phát hiện bệnh kịp thời.
<br style="font-weight: bold;">4. Bước tăng trưởng nhảy vọt

Bé bị gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm tại một thời điểm nào đó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng để có một bước phát triển nhảy vọt mới lớn hơn như mọc răng hay sự tăng trưởng nào đó. Khi ấy các hoóc môn trong cơ thể có sự thay đổi và ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé.
<br style="font-weight: bold;">5. Mọc răng

Khi mọc những chiếc răng đầu tiên, bé nhà bạn cũng có thể thức giấc vì cảm thấy khó chịu. Khi ấy lợi con sẽ rất ngứa ngáy và bé có thể hơi sốt.
<br style="font-weight: bold;">6. Chứng rối loạn lo âu

Nhiều bác sĩ nhi khoa cho rằng bé thường xuyên thức dậy vào ban đêm cũng là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ từ 9 tháng đến 2 năm tuổi.

Thời kỳ này, trẻ bắt đầu cảm thấy lo âu vì sợ phải ngủ riêng. Đây là một giai đoạn bình thường trong phát triển cảm xúc của một đứa trẻ. Khi ấy, bé có thể thức dậy nhiều lần trong đêm và gọi tên cha mẹ hoặc đòi cha mẹ nằm ngủ chung giường. Tuy nhiên, những rối loạn cảm xúc này sẽ nhanh qua.




Nguồn SKĐS




Theo bau.vn