(bau.vn) Bé bị “chân vòng kiềng” khiến dáng đi rất xấu và là nỗi lo thường trực của cha mẹ. Vậy làm thế nào để phòng tránh và giúp con không mắc phải dị tật này?







* Nắn chân tay cho bé: Mẹ Cubin@yahoo.com chia sẻ: “Từ khi sinh ra, mọi người bảo chân em bé của mình bị “cong veo”. Thế nên ngay từ đầu, mình đã chú ý nắn chân cho con một cách nhẹ nhàng, đều đặn và hướng vào trong từ đùi xuống mắt cá chân. Giờ bé gần 5 tháng và chân đã đỡ cong hơn rất nhiều. Bạn có thể nắn chân tay cho bé bất cứ lúc nào rảnh rỗi. Việc này cần tiến hành sau khi bé ăn khoảng 1 giờ là hợp lý và nên đặt bé nằm ở tư thế thoải mái nhất”.

* Cho con bú sữa mẹ: Cho bú sữa mẹ hoàn thoàn trong sáu tháng đầu và tắm nắng đầy đủ là cách tốt nhất để phòng tránh cho con mắc tật này. Từ tuổi ăn dặm trở đi, bạn nên cho bé ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cung cấp đủ lượng calci và vitamin D cần thiết từ các sản phảm từ sữa, lòng đỏ trứng… Tuy nhiên, không nên cho bé ăn nhiều, vì dễ dẫn tới tình trạng béo phì và gây “áp lực” cho đôi chân.

* Không bắt trẻ đứng đi sớm: Trọng lượng của cơ thể thường ảnh hưởng đến chân, nên bạn đừng ép trẻ đứng hoặc đi quá sớm so với độ tuổi. Cho trẻ ngồi xe tập đi sớm cũng khiến chân bé bị vòng kiềng. Bạn, vì Mỗi bé có cấu trúc xương và sự phát triển không giống nhau. Vì vậy, bạn không nên sốt ruột hay so sánh mà hãy để con phát triển theo đúng với khả năng của bé.

* Khi bé tập đi: Trước khi có thể tập đi từng bước, bạn cần giúp trẻ học cách giữ thăng bằng trọng lượng cơ thể, từ việc tập bò, tập ngồi và phát triển cơ ở các bộ phận khác như tay, chân. Trẻ chưa thể làm chủ được trọng lượng khi ngồi xuống, nên bạn hãy luôn ở đằng sau hoặc đặt gối, chăn ở sát sau con để nâng đỡ. Như vậy, sẽ tránh áp lực mạnh ảnh hưởng đến đốt sống hoặc tránh bé bị ngã ảnh hưởng tới hệ xương chân.

* Sử dụng các trò chơi: Bạn có thể sử dụng các trò chơi sau để luyện dáng đi cho trẻ: Đặt các miếng đề can màu sắc nổi bật hoặc các hình vẽ thu hút (chiều ngang khoảng 20cm) dưới sàn nhà theo một đường thẳng. Sau đó, yêu cầu bé đi theo đường thẳng ấy (hướng dẫn bé ngẩng cao đầu, cằm song song với mặt đất, giữ lưng thẳng). Một trò chơi khác là, bạn đề nghị bé giữ một cuốn sách trên đầu, đi theo một đường thẳng vạch sẵn mà không làm rơi cuốn sách. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bé tập các động tác thể dục nhẹ nhàng như vươn vai, tay chống hông và nhảy theo nhạc, nhằm tạo thói quen giữ thẳng vai, lưng, hông và giúp đôi chân săn chắc.

* Bổ sung đầy đủ vitaminD và calci: Thiếu vitaminD trong thời gian dài sẽ làm giảm việc hấp thu calci, phôtpho và khiến sự phát triển của xương gặp trở ngại. Vì vậy, nếu phát hiện con có các biểu hiện như quấy khóc nhiều, hay vặn mình, ra nhiều mồ hôi, chậm cao lớn…, bạn cần tham khảo bác sĩ để bổ sung vitaminD và calci đúng liều lượng.
<br style="font-weight: bold; font-style: italic;">* Lưu ý:

- Đóng tã, bỉm, bế xóc nách sớm… không khiến chân bé bị vòng kiềng vì dưới 2 tuổi, hệ xương và dây chằng rất mềm, đàn hồi tốt nên trẻ ít gặp những chấn thương về xương.

- Dưới 6 tháng tuổi, chân trẻ bị cong hầu hết là do sinh lý (bị cong từ khi nằm trong bụng mẹ). Hiện tượng này sẽ tự hết khi bé được từ 1 tuổi.



Bảo Khang - tạp chí Bầu


Nguồn SKĐS




Theo bau.vn