Trẻ em nhút nhát thường bỏ qua những dấu hiệu tình cảm quan trọng về mặt xã hội. Sự thiếu hụt thông tin này sẽ dẫn tới khả năng bị rối loạn lo âu và ám ảnh xã hội ở chúng khi trưởng thành.





Những đứa trẻ rụt rè dễ bị mất phản ứng trước những biểu hiện vui mừng hoặc tức giận trên khuôn mặt người khác. Trở ngại này có thể dẫn tới chứng lo lắng, ám ảnh sau này khi chúng lớn lên.
Trẻ em nhút nhát thường bỏ qua những dấu hiệu tình cảm quan trọng về mặt xã hội. Sự thiếu hụt thông tin này sẽ dẫn tới khả năng bị rối loạn lo âu và ám ảnh xã hội ở chúng khi trưởng thành.
Trong cuộc nghiên cứu trên 49 trẻ nhút nhát 8-9 tuổi, các nhà nghiên cứu tìm thấy chúng có xu hướng nhầm lẫn giữa các biểu hiện vui vẻ, giận dữ và bình thản trong các bức hình chân dung. Việc chụp não cũng cho thấy có ít hoạt động ở vùng liên quan tới phản ứng với cảm xúc của người khác. Theo các nhà khoa học, sự xuất hiện một loại gene kìm hãm hoóc môn serotonin có liên quan tới sự tắt phản ứng của trẻ.
Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy trẻ đang thiếu tự tin và cần được bố mẹ giúp đỡ:
1. Trẻ thường phản đối khi nghe lời phản hồi
Trẻ thường không có sự phản ứng phù hợp khi nghe những lời phản hồi, dù đó là những lời khen ngợi. Thông thường khi nghe lời phê bình dù mang tính xây dựng và thiện chí trẻ cảm thấy khó chịu, đó là điều khá bình thường. Tuy nhiên nếu trẻ thiếu tự tin thì những lời khen ngợi cũng không làm chúng vui. Nguyên là do chúng không tin đó là sự thật. Phản ứng của trẻ khi đó thường là phản đối, vò đầu bứt tai hay đảo mắt liên tục.

Trẻ sợ bị la mắng và cũng không dám nhận lời khen ngợi.
2. Ngại tiếp xúc với cái mới và sợ thử thách
Con có tìm mọi cách lảng tránh sự việc mà không cố gắng chút nào? Trẻ có từ bỏ ngay khi thấy dấu hiệu khó khăn hoặc nguy cơ không thành công? Nếu điều đó xảy ra có nghĩa là con đang bị ám ảnh bởi nỗi sợ thất bại, không dám chấp nhận thua cuộc cũng là một dấu hiệu cảnh báo trẻ thiếu niềm tin về bản thân.
3. Trẻ chỉ muốn chơi một mình
Tất nhiên không phải mọi đứa trẻ đều thích các hoạt động xã hội, nhưng quá nhút nhát có thể là biểu hiện của những vấn đề nghiêm trọng hơn. Nếu con khăng khăng không thích giao tiếp có thể trẻ đang sợ mình làm phật ý người khác hoặc sợ phải nghe những lời nhận xét tiêu cực. Vì thế hãy quan tâm hơn đến những mối quan hệ bạn bè của con.

Trẻ không có bạn bè.
4. Có xu hướng tự chỉ trích bản thân
Ở tuổi vị thành niên do tâm lý chưa ổn định nên đôi khi con có những suy nghĩ cực đoan và thiếu chín chắn, điều này là bình thường. Với trẻ nhỏ, nếu là người quá nhạy cảm, chúng cũng dễ bị xa vào những suy nghĩ thiếu tự tin.
Khi trẻ có biểu hiện chán nản, suy nghĩ tiêu cực về cơ thể, thành tích học tập….cha mẹ đừng nên trách móc con mà hãy thể hiện sự quan tâm và động viên nhiều hơn.

Trẻ có suy nghĩ tiêu cực về bản thân.
5. Hay bắt nạt bạn bè
Chúng ta thường cho rằng hành động bắt nạt là biểu hiện của việc đánh giá cao bản thân. Tuy nhiên nó là dấu hiệu cho thấy trẻ đang tự ti và tìm mọi cách thu hút sự chú ý của người khác.
Nếu con bạn có một hoặc những dấu hiệu như trên hãy giành thêm một chút thời gian để quan sát và lắng nghe con xem chúng có gặp vấn đề gì không nhé?

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn