Trẻ em thường không biết cách kiểm soát bản thân. Nhiệm vụ của cha mẹ và người lớn là làm sao giúp trẻ kiểm soát bản thân, cảm xúc và tính cách ôn hòa.





Chắc chắn rằng trẻ sẽ có lúc phát cáu không kiểm soát, nhưng chúng ta cần mong đợi điều đó và phản ứng từ tốn, phù hợp để tránh các tình huống sau này tái diễn trầm trọng hơn. Sẽ không sao nếu trẻ phạm lỗi, nhưng để trẻ không kiểm soát cơn nóng giận sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng khi trưởng thành. Rất nhiều vụ gây gổ, án mạng, cướp của xuất phát từ khả năng mất kiềm chế cơn nóng giận gây ra khiến xã hội hoang mang.



Sau đây là một số phương pháp giúp trẻ học cách kiềm chế cơn nóng giận.
1. Dạy trẻ về những cảm xúc
Thời thơ ấu luôn khiến bất kỳ ai cảm thấy khó hiểu về bản thân mình. Chúng ta được sinh ra với khả năng trải nghiệm tất cả các cung bậc cảm xúc nhưng không ai dạy ta cách kiểm soát chúng.
Việc người lớn bỏ thời gian dạy trẻ cách nhận biết cảm xúc như cơn nóng giận, buồn, không thoải mái và cung cấp cho chúng những cách để đối phó khi những cảm xúc này dâng trào. Điều này rất mất thời gian để hoàn thiện, nhưng đi theo suốt tuổi thơ, chúng phải song hành với nhau.
2. Giải thích những kỹ năng lắng nghe
Nếu bạn từng tương tác với trẻ em, bạn sẽ nhận ra rằng chúng có thể tự ra quyết định với bất kỳ việc gì. Đa số trường hợp đó là sự hiểu lầm vì trẻ đã không lắng nghe chính xác những gì người lớn căn dặn.
Sự khác biệt giữa nghe và lắng nghe là rất lớn. Dạy trẻ tập trung và ghi nhớ khi người khác nói chứ đừng chỉ đợi đến lượt để trả lời lại. Nếu trẻ hiểu được rằng lắng nghe là phần quan trọng của việc tương tác với người khác, chúng sẽ trở thành một người lớn biết kiềm chế cảm xúc.
3. Chỉ cho trẻ những kỹ năng giải quyết vấn đề
Khi bạn giúp trẻ hiểu được cảm xúc và thực sự lắng nghe người khác nói, bạn cần phải chỉ được cho trẻ cách giải quyết những vấn đề mà trẻ gặp phải. Nghe có vẻ xa vời và rất nhiều phương phá để tiến hành nhưng phương pháp chúng tôi khuyến khích ở đây là cách nhập vai cho trẻ.
Thảo luận thật nhiều các tình huống giả định và hỏi trẻ cách ra quyết định và quyết định đó sẽ dẫn đén những kết quả tốt hay không tốt, thảo luận kết quả một cách thật kỹ để trẻ hiểu được những hệ quả cũng như hậu quả to lớn của một quyết định/hành vi không tốt.
4. Thảo luận với trẻ cách kiềm chế cơn nóng giận
Tất cả chúng ta đều có lúc nóng giận. Nóng giận là một cảm xúc tự nhiên của con người. Cho nên không có gì sai nếu chúng ta nóng giận một điều gì đó. Tuy nhiên sẽ là sai trái nếu chúng ta chuốc bỏ sự nóng giận đó qua hành động và gây ảnh hưởng cho người khác.
Trẻ cần được phải dạy phương pháp để đối mặc với cơn giận dữ và giải quyết nó một cách tích cực. Một điểm cực kỳ quan trọng phải giải thích cho trẻ hiểu rằng cơn giận dữ chỉ xuất hiện bởi những cảm xúc khác tác động như sợ hãi, ghen tỵ, bối rối hoặc cảm giác bị từ chối, từ bỏ.
Giúp trẻ hiểu rõ cơ nguyên của cơn nóng giận và chúng sẽ tự tìm được cách kiềm chế hành vi và cảm xúc của mình.
5. Đưa ra các luật
Trẻ em cần những luật và giới hạn để trưởng thành. Là một người trưởng thành, bạn có trách nhiệm ở đây. Tạo ra các luật mà trẻ phải tuân theo trước mọi hoàn cảnh. Chúng sẽ học được qua những điều này.
Tuy nhiên sẽ không đủ nếu chỉ thiết lập các luật, giải thích cặn kẽ cho trẻ hiểu là điều cần phải làm. Trẻ hiểu được vì sao hành vi không được chấp nhận là mục tiêu của chúng ta chứ không phải vì người lớn nói không. Khi trẻ hiểu được những nguyên tắc ứng xử, chúng sẽ có cuộc sống cân bằng về cảm xúc hơn.
6. Đưa ra các khung giờ
Trẻ cũng cần tự do nhưng chúng cần được rèn luyện mỗi ngày. Thời gian trước khi đi học, sau khi đi học và trước khi đi ngủ. Khi trẻ quen với các nguyên tắc giờ giấc và các kế hoạch cụ thể, các thói quen sẽ đi vào nề nếp.
7. Tập cho trẻ thói quen kiềm chế ham muốn, tận hưởng
Thế giới hiện nay nằm trong tay bạn, chỉ cần vài cú click chuột là những đam mê vật chất sẽ được chuyển đến nhà bạn. Trẻ em cần được học rằng không phải điều gì cũng cần thiết cho cuộc sống của chúng. Những phần thưởng chỉ xứng đáng khi có nỗ lực và quyết tâm.
Hãy giúp trẻ bằng cách vạch ra các thời khóa biểu và lịch trình chỉ ra được sự tiến bộ của trẻ. Sự tiến bộ có tác động tích cực hơn khi được ghi nhận mỗi ngày.
8. Giúp trẻ thần tượng những hành vi đúng đắn
Nếu bạn muốn trẻ cân bằng về mặt cảm xúc và có khả năng kiềm chế cơn giận, bạn phải là hình mẫu thích đáng cho chúng. Trẻ học qua cách quan sát chúng ta.
Nếu bạn phát cáu trong lúc bị kẹt xe hay la hét khi nhận một tin không hài lòng, bạn không phải là hình mẫu kiềm chế cảm xúc của trẻ. Hãy rèn luyện bản thân vì chính những đứa trẻ của bạn. Chúng sẽ trở thành một người như bạn hoặc tốt hơn bạn hay không đều do những hành vi bạn làm mỗi ngày.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn