(bau.vn) Do hệ tiêu hóa còn non và rất nhạy cảm, nên việc ăn uống với trẻ nhỏ cần hết sức thận trọng và có chọn lọc. Một số loại thực phẩm thông thường hàng ngày có thể khiến bé dễ gặp những sự cố về sức khỏe.





Với trẻ dưới một tuổi

- Thịt miếng: Dung nạp nhiều protein có trong thịt có thể khiến dạ dày và ruột làm việc quá sức, dẫn đến những tác động xấu đến dạ dày của trẻ về sau.

- Mật ong: Chứa chất Botulism, là thành phần không tốt đối với hệ tiêu hóa của trẻ và khó bị phân hủy khi được đun nóng hoặc nấu.

- Lúa mì: Chứa nhiều protein gluten, dễ làm cho trẻ bị dị ứng. Tốt nhất, bạn nên cho trẻ ăn khi lớn.

- Lòng trắng trứng gà: Tuy chứa nhiều dinh dưỡng, nhưng cũng chứa nhiều protein và có thể gây dị ứng cho trẻ. Do vậy, chỉ cho trẻ ăn sau chín tháng tuổi.

- Cam quýt: Thường chứa nhiều acid, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ. Tốt nhất, bạn tránh cho trẻ ăn cam, quýt, bưởi hoặc các loại quả chua trước chín tháng tuổi. Nếu muốn bổ sung hàm lượng vitamin C, bạn có thể cho trẻ ăn thêm những nhóm thực phẩm chứa nhiều loại vitamin này.

- Sữa bò tươi: Luôn chứa lượng protein khá lớn, dễ khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu hóa do thiếu enzim thẩm thấu. Tốt nhất, bạn hãy chờ đến lúc trẻ hơn một tuổi.
<br style="font-style: italic;">- Xúc xích, nho và các loại hạt: Nho nguyên trái, các loại hạt hoặc xúc xích thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với trẻ dưới một tuổi.



<br style="font-weight: bold;">Với trẻ từ một đến ba tuổi

- Bánh hotdog: Thường khiến trẻ dễ mắc nghẹn. Nếu muốn cho trẻ ăn một cách an toàn, bạn cần bỏ lớp vỏ bên ngoài và cắt thành từng miếng nhỏ, sao cho phù hợp.

- Hạt đậu phộng: Cũng rất dễ khiến trẻ bị mắc nghẹn, nên bạn chỉ cho ăn khi trẻ lớn hơn để bảo đảm an toàn. Ngoài ra khi ăn, bạn cần kiểm tra xem trẻ có bị dị ứng với đậu phộng hay không. Nếu cho trẻ ăn bơ đậu phộng và các loại bơ được ép từ các loại hạt khác bằng cách dùng muỗng hoặc không ép mỏng sẽ rất nguy hiểm. Các loại quả hạch khác (như hạt điều, hạt dẻ, óc chó…) tuy chứa nhiều vitamin, muối khoáng và chất xơ có lợi cho sức khoẻ, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều, sẽ khiến trẻ dễ bị đầy hơi, rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng.

- Phô mai và bơ: Bạn cần bẻ thành từng miếng nhỏ và thường xuyên để mắt khi trẻ ăn.

- Loại sữa ít chất béo: Chỉ thích hợp dành cho trẻ lớn. Với trẻ nhỏ hơn, cần chọn sử dụng loại sữa có thành phần chất béo nguyên chất.

- Cà rốt sống: Để tránh cho trẻ bị mắc nghẹn, bạn cần cắt cà rốt thành từng miếng thật nhỏ hoặc nấu chín trước khi cho bé ăn.

- Bánh mì kẹp thịt: Trẻ mới chập chững biết đi có khuynh hướng dễ bị mắc nghẹn khi được ăn những miếng bánh mì kẹp thịt, cho dù là rất nhỏ. Nếu cần, bạn phải cắt bánh mì thành những miếng dài và mỏng trước khi cho trẻ ăn.


Thạch Thảo - tạp chí Bầu


Nguồn SKĐS




Theo bau.vn