Màng nhĩ của trẻ có thể bị thủng dưới áp lực nhẹ, dù chỉ là chiếc tăm bông đơn thuần.





Ráy tai là gì?
Ráy tai là một chất tự nhiên được sản xuất trong ống tai có tính bôi trơn, kháng khuẩn và bảo vệ tai. Có ráy tai là điều hết sức bình thường và chứng tỏ tai khỏe mạnh. Những tuyến mồ hôi trong rãnh tai ngoài tạo ra ráy tai. Ráy tai giúp cho các mô trong ống tai khỏe mạnh, bảo vệ màng nhĩ khỏi bụi và các vật bên ngoài lọt vào.
Tại sao phải lấy ráy tai?



Ráy tai là lớp sáp trong ống tai bị khô lại và bị đẩy ra ngoài nhường chỗ cho lớp sáp mới hình thành. Nếu ráy tai lâu ngày không được loại bỏ, chúng sẽ tích tụ trong ống tai ảnh hưởng đến khả năng nghe và gây đau nhức, ngứa ngáy, khó chịu.
Khi nào nên vệ sinh tai cho trẻ nhỏ?
Trẻ sơ sinh khi sinh ra cần được vệ sinh tai ngay. Tiếp đó, hàng ngày mẹ cũng cần làm sạch tai cho bé sau khi tắm xong. Tuy nhiên, không nên vệ sinh tai cho trẻ quá thường xuyên và quá sạch. Điều này làm mất lớp sáp bảo vệ ống tai khiến lớp da nhạy cảm ở sâu trong tai bị viêm nhiễm và sưng tấy.
Khi dùng bông ngoáy tai cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Các bậc phụ huynh phải vệ sinh đúng cách và sát trùng tay sạch sẽ trước khi ngoáy tai cho trẻ.
- Bông ngoáy tai không đáng sợ như nhiều mẹ vẫn nghĩ. Khi trẻ gặp nước, mẹ vẫn có thể dùng cho con. Tuy nhiên, các mẹ cần thao tác hết sức nhẹ nhàng tránh gây trầy xước ống tai của trẻ.
- Hết sức cẩn thận vì khi dùng bông ngoáy tai bé có thể hất tay phản ứng hay mọi người xung quanh tác động vào có thể gây thủng màng nhĩ của bé. Màng nhĩ của trẻ có thể bị thủng dưới áp lực nhẹ, dù chỉ là chiếc tăm bông đơn thuần.
- Khi tắm cho trẻ các mẹ nên cố gắng không để nước rơi vào tai trẻ. Nếu trẻ có ráy tai, khó lấy các mẹ nên nhỏ chút nước muối sinh lý trước đó từ 2-3 ngày. Làm cách này khi ráy tai mềm sẽ tự chảy ra ngoài hoặc nếu lấy sẽ dễ dàng hơn, trẻ không bị đau rát.
- Khi trẻ đang bị viêm tai giữa cấp không nên ngoáy tai cho bé vì sẽ gây đau đớn, ảnh hưởng lớn đến tai bé.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn