Bạn có biết rằng trẻ sơ sinh lớn lên trong giấc ngủ? Nhưng vì bé rất nhạy cảm, mẹ cần ra tay trợ giúp để con được say giấc nồng mỗi đêm. Để làm được điều đó, mẹ đừng bỏ lỡ những điều dưới đây






1/ Sự cần thiết của giấc ngủ
Theo các nhà nghiên cứu, giấc ngủ cần thiết cho sự hoạt động và phát triển của cơ thể. Đặc biệt, với trẻ em, giấc ngủ giúp hỗ trợ cho sự phát triển trí não và thể chất. Thực tế, trung bình bé dành ra 40% thời gian mỗi ngày của mình để ngủ. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà mẹ cho bé ngủ bất cứ khi nào bé muốn đâu nhé! Điều này chỉ khiến cả bé và mẹ đều mệt mỏi hơn thôi.

2/ Thói quen ngủ của bé
Càng tập thói quen ngủ sớm, bé càng có nhiều lợi ích. Một thói quen ngủ đơn giản và bắt đầu sớm sẽ giúp trẻ vào nề nếp và dễ ngủ hơn vào buổi tối. Không chỉ vậy, nó còn giúp con cảm thấy an toàn và được che chở.

3/ Xem lại chế độ ăn uống
Mẹ có biết, chế độ ăn uống cũng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé? Đừng cho bé ăn đồ ngọt vào buổi tối vì nó có thể khiến bé dư thừa năng lượng và “tăng động” suốt đêm. Bánh quy, kẹo, ngũ cốc cũng là những thứ cần tránh trước giờ ngủ của con. Bữa ăn tối vừa phải và đủ chất sẽ đảm bảo cho con bạn thoải mái suốt đêm. Nếu không, bé có thể thức giấc và đòi ăn nhẹ. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến thói quen ngủ và ăn uống của bé.

Mẹ nên chọn những món ăn phù hợp vào buổi tối và cho bé ăn thêm món tráng miệng, đồ ăn vặt. Có thể là các sản phẩm từ sữa ít đường hoặc một quả chuối, nguồn cung cấp lượng magie tuyệt vời để cơ thể sản sinh melatonin và làm bé dễ ngủ.

4/ Nhịp sinh học
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh chưa thích nghi kịp với nhịp sinh học của người lớn. Thay vào đó, chu kỳ thức – ngủ của bé phụ thuộc vào nhu cầu ăn, thay tã và chăm sóc của mẹ. Chu kỳ này sẽ dần thay đổi sau 6 tuần đầu và từ 3 – 6 tháng, trẻ sơ sinh đã có thể theo nhịp sinh học ngày đêm của chúng ta.

Khác với người lớn, 50% thời gian ngủ của trẻ sơ sinh là giai đoạn mắt chuyển động nhanh và điều này có thể làm bé thức giấc thường xuyên hơn. Có thể mất đến hai năm để bé phát triển chu kỳ ngủ từ 30 – 50 phút sang 90 phút như của người lớn.

5/ Hoạt động trước giờ ngủ
Những điều thoải mái, đáng nhớ trước giờ ngủ sẽ dễ đưa bé vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội mà bố mẹ và con trải qua thời gian chất lượng bên nhau.Tuy nhiên, mẹ nên chú ý, không phải hoạt động nào cũng khiến bé luôn thích thú.

Dù có làm gì đi nữa, mẹ cũng nên bảo đảm hoạt động đó làm bé dịu lại. Sẽ tốt hơn nếu như mẹ nhắc bé biết trước 30 phút và nhắc lại một lần nữa khoảng 10 phút trước giờ ngủ.

6/ Phương pháp tập cho bé tự ngủ
Có nhiều phương pháp tập cho bé ngủ khác nhau, và mỗi phương pháp sẽ phù hợp với từng bé. Để con khóc rồi tự ngủ hoặc cùng ngủ với con là sự lựa chọn của bạn. Có rất nhiều nguồn tham khảo trực tuyến để bạn xác định được phương pháp phù hợp nhất với bé cưng.

7/ Thay đổi nhu cầu ngủ
Ở mỗi độ tuổi khác nhau, bé sẽ có nhu cầu ngủ khác nhau. Chẳng hạn, với trẻ sơ sinh, thời gian ngủ của con sẽ dài hơn thời gian thức, nhưng với những bé độ tuổi sắp đi học, bé có thể tỉnh táo cả ngày dài và chỉ ngủ vào buổi đêm.

8/ Yếu tố khách quan
Ai cũng biết rằng trẻ sơ sinh thích được bao bọc khi ngủ vì bé cần cảm giác an toàn và bình an. Khi lớn hơn, có thể bé sẽ nhạy cảm với tiếng ồn và ánh sáng. Dù nhiều trẻ vẫn ngủ ngon mặc cho âm thanh phát ra từ tivi hay các thiết bị gia dụng, cũng sẽ có những trẻ cần sự yên tĩnh để có giấc ngủ sâu. Mỗi trẻ một khác, tùy vào sở thích khác nhau nhưng sự an toàn vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu.

9/ Ngủ cạnh trẻ
Trong khi một số nghiên cứu cho thấy, việc ngủ chung với trẻ sẽ giúp con ngủ ngon hơn, và giúp mẹ dễ dàng cho bé bú hơn. Một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng, việc cho trẻ ngủ chung ẩn chứa nguy cơ cho bé như hội chứng đột tử ở trẻ và các tai nạn gây tử vong khác.

10/ Việc “xả nước” mỗi đêm của bé
Khoảng 20% trẻ em dưới 5 tuổi tè dầm vào buổi đêm. Mặc dù việc này thường không có liên quan đến vấn đề thể chất hay tinh thần nghiêm trọng nào, nhưng có một số trường hợp hiếm hoi bé sẽ cần được điều trị. Đó có thể là do nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn giấc ngủ, bị giun sán… Những trường hợp này cần được sự thăm khác của các bác sĩ nhi khoa.

11/ Ảnh hưởng của công nghệ
Một nghiên cứu trên tạp chí Nhi khoa cho thấy, nếu như đặt điện thoại hay máy tính bảng gần nơi bé ngủ hoặc đặt dưới gối, chắc chắn bé sẽ bị mất ngủ. Đặc biệt, không chỉ gây khó ngủ, ánh sáng phát ra từ màn hình cũng sẽ làm xáo trộn giấc ngủ và làm ảnh hưởngsức khỏe của bé. Tiếp xúc với ánh sáng như vậy mỗi đêm có thể dẫn đến nhiều bệnh ảnh hưởng bởi phong cách sống như tiểu đường, tim và béo phì.

12/ Ngủ ngày
Trong khoảng thời gian ngắn này, bé sẽ phát triển trí não và thể chất. Ngủ ngày rất cần thiết vì nó là lúc để bé được nghỉ ngơi và tăng trưởng. Tuy nhiên, khi đã đủ lớn để ngủ đủ từ đêm đến sáng, bé sẽ không cần phải ngủ trưa nữa. Thông thường, khi được 2 tuổi, bé sẽ không cần phải ngủ thêm vào buổi sáng, và khi được 4 tuổi thì sẽ không ngủ vào buổi chiều nữa.

Với nhiều trẻ, không ngủ vào buổi chiều có thể sẽ gây ra hành vi giận dữ – tức giận, cộc cằn hoặc nhõng nhẽo trong giai đoạn chuyển đổi này.

13/ Thú bông và núm vú giả
Những món đồ này có ý nghĩa rất đặc biệt với bé và dần sẽ rất gắn bó với bé vì nó mang lại cảm giác thoải mái, thân thuộc đặc biệt là khi phải ở một mình. Chúng gợi nhắc về khoảnh khắc khi mẹ và bé ở bên nhau như nhân chứng vậy. Sự thân thuộc mà thú bông và núm vú giả cũng giống như cầu nối giữa cảm giác khi ở bên gia đình và ở một mình – đây là lý do tại sao thình thoảng bé phụ thuộc vào chúng – đặc biệt là khi giận dữ, căng thẳng hoặc lo âu. Về lý thuyết, khi lớn lên, bé sẽ trở nên độc lập, tự tin nên sẽ không còn cần đến chúng nữa. Mặc dù thỉnh thoảng, bạn sẽ cần phải giúp bé để thói quen đó và làm quen với những thứ mới mẻ hơn.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn