Trẻ sơ sinh hay nôn trớ là biểu hiện thời kỳ đầu của một chứng bệnh nào đó. Thường xuyên nôn trớ trực tiếp ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng đồng thời còn có thể gây ra mất nước, trúng độc acid hay rối loạn tiêu hóa.






Các chuyên gia nhấn mạnh, trẻ sơ sinh nôn trớ thường là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến viêm phổi và ngạt thở.

Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, trẻ sơ sinh nôn trớ có liên quan đến các nguyên nhân sau:

Hít vào nước ối

Do trẻ hít vào nhiều nước ối nên gây tác dụng kích thích nhất định đến dạ dày. Trẻ sơ sinh vừa chào đời không lâu sau lại bị nôn mửa, nôn ra toàn nước trắng, chất nhầy hoặc nước lỏng có kèm theo chút máu, tuy nhiên tình trạng này không quá tồi tệ. Khi trẻ bị nôn thường xuyên do hít vào nước ối, y tá hoặc phụ huynh có thể dùng nước soda 1% để rửa ruột cho trẻ là được.

Co thắt môn vị

Do chức năng môn vị của trẻ sơ sinh rối loạn tạm thời nên thường làm cho trẻ chào đời không lâu có triệu chứng nôn ra như mưa, nôn ra toàn lượng lớn sữa và cục máu đông, lúc nôn lúc không.

Để đẩy lùi co thắt môn vị, có thể dùng 1:1000 atropine nhỏ vào miệng trẻ trước khi uống sữa 5-10 phút, đầu tiên nhỏ 1 giọt, tăng lên dần dần, nhưng nhiều nhất không vượt quá 4 giọt, cho tới lúc mặt trẻ chuyển sang hồng đỏ thì ngừng lại. Biện pháp này có hiệu quả rất rõ rệt và nhìn thấy ngay tức khắc.

Táo bón

Trẻ sơ sinh sau khi sinh 10 tiếng bắt đầu bài tiết ra ối phân su, lâm sàng gọi là táo bón, nếu mấy ngày sau đại tiện ít hoặc thời gian đại tiện quá lâu, trẻ sẽ bị trướng bụng, nôn mửa. Khi trẻ bị táo bón có thể dùng nước muối sinh lý thụt tháo, một khi đại tiện thông suốt, trướng bụng và nôn mửa cũng giảm nhẹ.

Yếu tố lây nhiễm

Ngoài nguyên nhân như đau bụng đi ngoài, viêm gan ra, còn có viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết v.v… cũng là nguyên nhân thường gặp gây nôn cho trẻ.

Các bậc phụ huynh nên đặc biệt coi trọng điều này vì dị tật đường tiêu hóa chiếm một vị trí quan trọng trong tỉ lệ gây ra nôn mửa của trẻ đồng thời có nguy hại rất lớn.

Hẹp thực quản

Trẻ sơ sinh nôn ngay sau khi chào đời, ăn gì nôn đó, thường nôn ra dạng thể lỏng như con cua phun bọt sủi.

Hẹp dạng phì môn vị

Trên lâm sàng thể hiện, sau khoảng 2 tuần sinh ra nôn mửa và triệu chứng ngày càng mạnh, nôn như phun, nhưng khi nôn xong lại có cảm giác đói do nôn ra quá nhiều, làm cho trẻ sơ sinh mất nước hoặc dinh dưỡng không đủ, khi nắn vào bụng trẻ có thể sờ thấy một khối cứng như hạt táo.

Hẹp đường ruột

Sau khi trẻ chào đời một ngày, thường nôn liên tục, nôn xong thường giảm nhẹ, nhưng bú sữa xong mấy tiếng sau lại nôn, vật nôn ra kèm theo sữa, dịch mật và dạng phân lỏng.

Vì vậy, các bậc phụ huynh nên đặc biệt quan sát các triệu chứng nôn mửa của trẻ sơ sinh, ngày đầu thường xuyên nôn mửa, đầu tiên không nên cho trẻ bú thêm sữa, sau khi nôn mửa xong cho trẻ nằm nghiêng để tránh nghẹt thở đồng thời nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.


Jenny (Theo Baby)

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn