Sau khi sinh, do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, khả năng chuyển hóa của cơ thể còn chưa hoàn thiện nên trẻ sơ sinh thường gặp phải hiện tượng tăng, hạ thân nhiệt bất ổn.






Chính vì vậy, việc giữ ấm và chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách sẽ có ý nghĩa rất lớn để giúp bé tránh khỏi những vòng tròn lẩn quẩn của bệnh lý.

1. Hiện tượng hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh

Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh


Ngay sau khi chào đời trẻ sơ sinh rất dễ bị hạ thân nhiệt do sự thay đổi môi trường đột ngột.​
Thân nhiệt của thai nhi khi còn trong bào thai luôn cao hơn so với thân nhiệt của mẹ từ từ 0,5- 1 độ C. Chính vì thế, ngay sau khi chào đời trẻ sơ sinh rất dễ bị hạ thân nhiệt do sự thay đổi môi trường đột ngột. Điều đáng nói, hiện tượng hạ thân nhiệt vẫn có thể xảy ra ngay cả vào mùa hạ nóng bức. Thường gặp nhất là hiện tượng hạ thân nhiệt vào ban đêm nhưng nguy cơ hạ thân nhiệt ban ngày vẫn có khả năng xảy ra.

Nguyên nhân hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh

- Trẻ sơ sinh thiếu tháng và nhẹ cân không có đủ lớp mỡ dưới da để cách nhiệt nên khi nhiệt độ bên ngoài chênh lệch có thể làm tăng nguy cơ hạ thân nhiệt.

- So với cân nặng, diện tích da của trẻ sơ sinh luôn lớn hơn và đó là lý do làm tăng nguy cơ mất nhiệt.

- Khả năng đáp ứng chuyển hóa của trẻ sơ sinh trong những ngày đầu đối với hiện tượng nhiễm lạnh vẫn còn rất hạn chế. Do đó, khi trẻ bị hạ thân nhiệt sẽ kéo theo tình trạng thiếu hụt năng lượng và dẫn đến sụt cân.

- Đối với những trẻ nhiễm các bệnh về phổi, khả năng chuyển hóa của cơ thể càng suy giảm, dưỡng khí đi nuôi cơ thể càng bị thiếu hụt và dẫn đến vòng tròn bệnh lý khiến trẻ bị hạ thân nhiệt nghiêm trọng.

- Trường hợp trẻ không được bú mẹ, sự chuyển hóa trong cơ thể không được cải thiện; khả năng sinh nhiệt sẽ giảm khiến trẻ không thể chống lại sự nhiễm lạnh; làm trương lực cơ, giảm phản xạ mút vú và đẩy bé vào vòng tròn thiếu hụt dinh dưỡng và nhiễm bệnh.

Cách phòng ngừa hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh


Luôn giữ cho trẻ sơ sinh luôn khô ráo.​
- Giữ trẻ sơ sinh luôn khô ráo ngay cả vùng mông. Bằng không nhiệt lượng thoát hơi sẽ cao gấp 10 lần so với phần nhiệt lượng sẽ sản sinh thêm.

- Chú ý mặc áo quần cho trẻ sơ sinh ngay sau khi tắm và thay tã. Khăn quấn cũng phải đúng cách để đảm bảo trẻ luôn được giữ ấm. Trong điều kiện nhiệt độ phòng tương đối dễ chịu đối với người lớn thì với trẻ sơ sinh nhiệt độ này khá lạnh, tương đương mùa đông. Vì vậy, chú ý trong khoảng một tuần đầu, nhiệt độ phòng nên duy trì từ 30-32 độ C và từ 28-29 độ C vào những ngày tiếp theo.


Sự tiếp xúc “da liền da” với mẹ sau sinh sẽ giúp bé giữ ổn định thân nhiệt tốt hơn. ​
- Sự tiếp xúc “da liền da” với mẹ sau sinh sẽ giúp bé giữ ổn định thân nhiệt tốt hơn. Bạn có thể học cách chăm sóc con theo phương pháp Kangaroo nếu trẻ nhẹ cân và thiếu tháng. Thậm chí, với những bé bình thường, muốn khỏe mạnh, bạn cũng nên dùng phương pháp này để chăm sóc trẻ trong những tuần đầu.

- Khi tắm rửa, thay tã, cân ký cho trẻ sơ sinh phải hết sức nhanh tay mặc lại quần áo sau đó để tránh nhiễm lạnh cho trẻ.

- Đối với những trẻ nhẹ cân quá mức hoặc sinh non, các bác sĩ có thể dùng đến lồng ấp để chăm sóc đặc biệt cho bé.


Cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt​
- Bé bú mẹ đều đặn và tăng dần lượng sữa theo thời gian sẽ giúp hoạt động chuyển hóa của cơ thể đi vào ổn định, sự sinh nhiệt diễn ra tốt hơn và trẻ sẽ tăng cân đều. Những điều này sẽ giúp đẩy lùi dần hiện tượng hạ thân nhiệt.

2. Tăng thân nhiệt ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân tăng thân nhiệt ở trẻ sơ sinh
Hệ điều hòa nhiệt ở trẻ sơ sinh chưa đạt đến độ hoàn thiện đủ để kiểm soát vấn đề thân nhiệt. Tăng thân nhiệt là khi trẻ có nhiệt độ cơ thể lên đến 38 độ C, toàn thân bừng nóng và đỏ ửng, mồ hôi của trẻ vã ra liên tục, nhịp thở và nhịp tim đều tăng nhanh.
Hiện tượng này cũng có thể xảy ra khi trẻ được ủ quá kín, trẻ bị mất nước nặng hoặc bị nhiễm khuẩn. Trong những tuần đầu sau sinh, trẻ có thể gặp phải hiện tượng tăng thân nhiệt kèm theo tình trạng sút cân sinh lý.

Cách xử trí trẻ sơ sinh bị tăng thân nhiệt

Tìm mọi cách làm mát cho bé: Cởi hết áo quần, tã lót, chườm ấm, giảm nhiệt độ phòng, cho bú mẹ và chuyển ngay đến bệnh viện để xác định nguyên nhân. Trong lúc di chuyển, chú ý không để gió lùa quá mạnh.
Duy trì cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt để tăng khả năng đáp ứng chuyển hóa của cơ thể, tăng sinh nhiệt và giúp cơ thể dần ổn định, thích nghi với điều kiện môi trường bên ngoài.
Theo Suckhoe

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn