Chính thành phần dinh dưỡng trong váng sữa không cân bằng đã ảnh hưởng rất lớn đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Mẹ không nên khuyến khích trẻ ăn nhiều váng sữa để tránh những tác hại kèm theo.





Rối loạn tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên việc sử dụng thường xuyên váng sữa sẽ khiến bé đầy bụng, khó tiêu, dẫn đến tiêu chảy.
Váng sữa được nhiều phụ huynh tìm đến như là biện pháp cứu cánh khi thấy trẻ chậm tăng cân, chiều cao. Nhiều mẹ thậm chí cho bé ăn váng sữa mỗi ngày 2 hộp.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc mua các loại váng sữa mà không tìm hiểu kĩ nguồn gốc, thành phần đã là một thiếu sót của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nhiều mẹ còn có xu hướng ép con ăn quá mức cần thiết. Điều này có thể sẽ khiến trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến thói quen ăn cũng như sức khỏe của trẻ sau này.
Béo phì
Các chuyên gia nhấn mạnh, váng sữa là chế phẩm từ sữa, nhưng cung cấp năng lượng cao, thành phần dinh dưỡng lại không cân bằng. Theo PGS-TS Phạm Văn Hoan, viện Nghiên cứu Y - Xã hội học (ISMS), hàm lượng chất béo có trong một hộp váng sữa chiếm 70%, thậm chí đến 90%, còn các dưỡng chất khác trong váng sữa như chất đạm, các vitamin và khoáng chất đều rất thấp.
Chính vì thế mà lạm dụng váng sữa dễ dẫn đến tình trạng béo phì ở trẻ. Việc thừa cân có thể dẫn tới những bất lợi nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và tương lai của trẻ. Theo đó, trẻ béo phì dễ bị mặc cảm tâm lý vì ngoại hình.
Mắc các loại bệnh khác
Ngoài ra, khi bị béo phì trẻ dễ mắc phải các bệnh lý liên quan khi trưởng thành như cholesterol cao, mỡ máu cao, tiểu đường, loãng xương, biến dạng chi dưới và các bệnh tim mạch...
Dù tăng cân là điều quan trọng đối với trẻ nhỏ, nhưng việc lạm dụng những sản phẩm giàu chất béo để thúc đẩy quá trình này không phải là cách làm phù hợp.



Thay vào đó, phụ huynh nên chú trọng hơn vào kế hoạch xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ với tỷ lệ đạm: béo: đường phù hợp để trẻ có thể tăng cân khỏe mạnh. Mẹ nên tham khảo khuyến nghị khẩu phần ăn do viện nghiên cứu ISMS đề xuất, để có những điều chỉnh hợp lý cho bữa ăn của trẻ.
Thiếu chiều cao
Đặc biệt, ngoài cân nặng, mẹ cũng cần dành sự quan tâm đặc biệt đến việc phát triển chiều cao của trẻ. Ở giai đoạn này, trẻ cần được bổ sung vitamin K2, loại vitamin giúp trẻ hấp thu canxi dễ dàng. Nếu được bổ sung vitamin K2 cùng lúc với canxi thì tỷ lệ canxi sẽ được hấp thu vào xương cao hơn, giúp trẻ trong việc phát triển chiều cao. Hiện nay, phô mai tươi được nhiều mẹ biết đến như một bữa ăn phụ cân bằng về các thành phần dinh dưỡng; bổ sung hàm lượng canxi cao cùng vitamin K2 giúp hấp thu canxi hiệu quả, cho trẻ phát triển cân đối.
Hơn nữa, thói quen ăn uống được hình thành, ảnh hưởng trong cả quá trình dài từ gia đình, xã hội vàđời sống hàng ngày của một cá thể.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, từ lúc còn nhỏ nếu để trẻ hay dùng nước có ga, ăn thật ngọt, thật béo thì thói quen đó thường đồng tồn với trẻ, cứ thế đó là những yếu tố liên quan đến mô hình bệnh tật sau này của cá thể cũng như của cộng đồng. Cụ thể là các bệnh mãn tính không lây, bệnh được gây ra bởi các chất béo như: huyết áp, tim mạch, tiểu đường, thậm chí là loãng xương do tiêu thụ nhiều chất béo.
Theo Eva.vn

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn