Khi được gần gũi với mẹ, được mẹ ôm ấp, vỗ về, bé cũng cảm thấy yên tâm hơn, tăng sự gắn kết giữa mẹ và con. Thời gian skin to skin cho bé mỗi lần tối thiểu bé một tiếng.





Tương tự như phương pháp Kangaroo áp dụng đối với bé sinh non, phương pháp mẹ ấp con "da - tiếp - da" (skin - to - skin) được WHO đặc biệt khuyến khích cho tất cả trẻ sơ sinh, kể cả trẻ sinh đủ tháng và mạnh khỏe. Hiện tại, phương pháp này đã được áp dụng phổ biến trên thế giới, cũng như tại một số bệnh viện ở Việt Nam.
Skin to skin giúp trẻ sơ sinh ít nhiễm khuẩn, tăng cân
Giúp bé ít đối mặt với nguy cơ bị hạ thân nhiệt hơn, trẻ thở tốt hơn và ít gặp những cơn ngừng thở; tim đập tốt hơn, ít các cơn nhịp đập chậm hơn. Áp dụng phương pháp này trẻ sẽ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ sớm và kéo dài. Bởi bản năng tự nhiên của em bé là thích vị ngọt, do đó khi đặt trên ngực mẹ, bé sẽ lần tìm ra ti và ngậm bắt ti mẹ ngay sau đó (với các mẹ, khoảnh khắc này thật sự thiêng liêng và hạnh phúc). Bản thân em bé sẽ có ít nguy cơ nhiễm khuẩn và tăng cân nhanh hơn. Trẻ phát triển toàn diệ hơn.
Skin to skin tăng kết nối với mẹ, giúp bé yên tâm



Khi được gần gũi với mẹ, được mẹ ôm ấp, vỗ về, bé cũng cảm thấy yên tâm hơn, tăng sự gắn kết giữa mẹ và con. Thời gian skin to skin cho bé mỗi lần tối thiểu bé một tiếng. Bé được mẹ ấp da tiếp da từ sơ sinh sẽ quen nhanh và hợp tác, bé lớn mới bắt đầu thì có thể không quen, dãy dụa, mẹ nên kiên trì vì khi skin to skin.
Skin to skin tăng cường phát triển trí não cho trẻ
Bé ngủ luôn trên người mẹ sẽ rất tốt cho phát triển trí não. Da tiếp da có thể áp dụng với mọi bé mọi lứa tuổi. Mẹ có thể thực hiện cách này cho con bất cứ lúc nào, không phải chỉ khi con ốm nhưng cần giữ phòng kín gió, không có gió lùa và đủ ánh sáng để mẹ có thể quan sát được con. Mẹ cũng cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước khi da tiếp da với bé
Cần thực hiện đúng cách



Tuy lợi ích của phương pháp rất đáng để các mẹ áp dụng, tuy nhiên, bạn cần lưu ý: Không phải mẹ nào cũng có thể tự thực hiện phương pháp này vì có thể gây hậu quả không tốt cho con nếu mẹ không chú ý. "Để bà mẹ có thể làm điều này thì cần có sự hướng dẫn, giám sát của nhân viên y tế trong một thời gian nhất định, đến khi mẹ thành thạo; nhất là đối với bé sinh non tháng, nhẹ cân thường hay có những cơn ngừng thở mà mẹ thường sẽ không biết cách xử trí ra sao. Hơn nữa, mẹ ấp con không đúng cách có thể khiến bé hạ thân nhiệt hay thậm chí là tím tái vì gập cổ.
Ngoài ra, không chỉ mẹ mà bản thân những người thực hiện ủ cho bé theo phương pháp da - tiếp - da sau sinh phải đặc biệt lưu ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ: tắm gội thường xuyên, cắt móng tay, rửa tay thường xuyên,... Quan trọng nhất là cần thực hiện với thái độ nhiệt tình, mang hết tình yêu thương dành cho em bé; phải quan tâm xem bé có thoải mái, có ấm áp không; phải nhẹ nhàng và chú ý đến con để quan sát hoạt động của bé, xem bé thở như thế nào, bé đang muốn gì,... Một điều nữa là khi mẹ ủ ấm cho bé bằng phương pháp này vẫn cần nằm trong phòng kín, không có gió lùa và đủ ánh sáng (để mẹ có thể quan sát em bé). Tránh tình trạng mẹ/ bố/ người thân vừa da-tiếp-da với bé, lại vừa nhắn tin, gọi điện hay buôn chuyện với người khác hoặc tranh thủ làm việc riêng, như thế sẽ không mang lại lợi ích như mong muốn.
Theo Phununew

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn