Hầu hết bà mẹ đều tự trị sổ mũi cho bé theo kinh nghiệm. Tuy nhiên, nhiều mẹ mắc những sai lầm trầm trọng khiến bệnh của bé nặng hơn.





1. Nhỏ nước tỏi ép vào mũi bé
Khi bé bị sổ mũi, nhiều mẹ truyền tai nhau cách ép tỏi rồi trộn với nước muối sinh lý để nhỏ vào mũi bé.


Nhỏ nước ép tỏi để trị sổ mũi lại rất nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ, đây là quan niệm rất sai lầm. Mặc dù tỏi và muối đều có tính kháng khuẩn, diệt vi trùng và vi nấm, tỏi cũng có thể phòng ngừa cảm cúm. Nhưng nhỏ nước ép tỏi để trị sổ mũi lại rất nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Vì nước ép tỏi rất cay, sẽ khiến mũi con bỏng rát, phù nề, thậm chí làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ. Nếu trẻ dưới 3 tuổi thì nguy cơ bỏng niêm mạc mũi càng cao hơn.
Trẻ bị bỏng niêm mạc mũi, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến hoạt tử niêm mạc. Ngoài ra, khi nhỏ nước ép tỏi vào mũi sẽ khiến con khó thở và phải thở bằng đường miệng. Điều này dễ gây ra viêm họng và viêm phổi ở trẻ. Do đó, tốt nhất mẹ không nên áp dụng cách này để điều trị sổ mũi cho con.
2. Hút mũi cho trẻ bằng miệng
Trẻ bị sổ mũi thường dẫn đến ngạt mũi, hoặc quá nhiều đờm nên con khó thở, thở khò khè. Nhiều mẹ khi thấy con có biểu hiện như vậy, thường xử lý bằng cách dùng miệng hút mũi cho con. Nhưng cách làm này là lợi bất cập hại. Bởi vi khuẩn và mầm bệnh trong miệng của mẹ dễ dàng lây sang cho con, khiến bệnh càng nặng thêm. Thậm chí, trẻ có thể mắc thêm các bệnh khác.
Ngoài ra, mẹ cũng không nên tùy tiện dùng xilanh đưa nước vào mũi cho con để rửa. Bởi nếu làm không đúng cách sẽ rất nguy hiểm, con có thể bị sặc nước, dẫn tới nước tràn vào màng phổi, vô cùng nguy hiểm. Mỗi lần chọc sâu ống hút vào mũi trẻ để hút thì áp lực ấy sẽ hút niêm mạc mũi lên. Nhiều lần làm sẽ gây phù nề niêm mạc mũi nhiều hơn mà nghẹt mũi vẫn kéo dài, không tốt cho trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.
3. Rửa mũi quá nhiều


Rửa mũi quá nhiều sẽ làm mất chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi.
Nhiều bà mẹ khác, do quá cẩn thận nên thường xịt và rửa mũi cho con nhiều lần trong ngày, dù con không bị ngạt hay viêm mũi. Mẹ nghĩ rằng điều đó sẽ giúp con phòng tránh được sổ mũi và cách bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm và còn gây hại cho trẻ. Bởi rửa mũi quá nhiều sẽ làm mất chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi.
Chất nhầy này có tác dụng tạo ra độ ẩm và ngăn ngừa bụi bẩn xâm nhập vào mũi trẻ. Nếu mất đi lượng chất nhầy tự nhiên, mũi sẽ bị khô, dễ nhiêm khuẩn và gây tổn thường niêm mạc, càng khiến con dễ mắc bệnh hơn. Ngoài ra, việc rửa mũi quá thường xuyên cũng có thể là teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến chức năng thở, khứu giác.
Do đó, mẹ chỉ nên dùng nước muối sinh lý rửa sạch mũi khi trẻ có triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, có nước mũi trong, mũi đặc… Nhưng cần lưu ý, trước khi nhỏ nước muối vào mũi, nếu trời lạnh các mẹ nên ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước nóng cho ấm lên rồi nhỏ cho trẻ mỗi bên mũi chừng 2-4 giọt tùy theo độ tuổi. Rửa khoảng 3-4 lần một ngày.
4. Lạm dụng thuốc nhỏ mũi
Lạm dụng thuốc nhỏ mũi là thói quen tai hại của rất nhiều bà mẹ, nhất là các loại thuốc có chứa corticoid, kháng sinh. Hễ thấy con bị sổ mũi là mẹ lập tức ra hiệu thuốc hỏi mua lọ thuốc nhỏ mũi về để chữa cho con, mà không cần tìm hiểu nguyên nhân sổ mũi của con là gì.
Theo các chuyên gia, thuốc chứa corticoid chỉ được dùng dưới 7 ngày và nhất định phải theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, cách dùng. Nếu dùng không đúng cách, rất dễ gây ra biến chứng như: ức chế vỏ thượng thận tiết hormone làm tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, tăng đường huyết… Đặc biệt, khi có các tổn thương khu trú ở mũi mà dùng thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid sẽ ức chế sự lành vết thương. Nếu lạm dụng thuốc co mạch có hoạt chất Xylometazoline 0,05-0,1% (biệt dược Otilin, Otdin…) trẻ dễ bị ngộ độc thuốc. Do đó, mẹ tuyệt đối không tùy tiện lạm dụng thuốc nhỏ mũi cho con để tránh gây những hậu quả khó lường.
5. Tự ý dùng thuốc
Trên thực tế còn nhiều vấn đề không đúng trong điều trị khi trẻ bị sổ mũi. Sai lầm phổ biến nhất là hiện tượng lạm dụng thuốc, đặc biệt các thuốc kháng histamin như chlorpheniramine.


Các loại thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid chỉ được dùng dưới 7 ngày và nhất định phải theo chỉ định của bác sĩ.
Các loại thuốc này tùy theo từng nhóm tuổi mà có liều lượng sử dụng thích hợp. Việc cho trẻ sử dụng không đúng liều lượng có thể làm tình trạng tắc mũi trở nên nặng hơn, dịch tiết mũi đặc lại, nước mũi không chảy ra ngoài gây khó thở.
Các loại thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid chỉ được dùng dưới 7 ngày và nhất định phải theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc chứa coricoid nếu dùng không đúng sẽ gây một số biến chứng, nhất là ở trẻ em như ức chế vỏ thượng thận tiết hoóc-môn làm tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, tăng đường huyết.
Đặc biệt, khi có các tổn thương khu trú ở mũi mà dùng thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid thì sẽ ức chế quá trình lành vết thương. Nếu lạm dụng thuốc co mạch có hoạt chất Xylometazoline 0,05-0,1% (biệt dược Otilin, Otdin, Coldi-B…) trẻ dễ bị ngộ độc thuốc.
6. Xông mũi tại nhà
Nhiều trẻ do thời tiết lạnh nên thường xảy ra tình trạng chảy nước mũi, tịt mũi khiến bé khó thở. Để chữa bệnh cho con nhiều gia đình đã tự ý mua trang thiết bị và thuốc về xông mũi cho con. Tuy nhiên, việc tự ý dùng máy khí dung ở nhà rất nguy hiểm vì không phải người nào cũng biết cách dùng đúng.
Tự ý dùng nguyên liệu để xông sẽ rất nguy hiểm nếu dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm. Nếu dùng lâu ngày có thể gây xơ cứng cuống mũi, dễ bị hư các tế bào lông chuyển ở niêm mạc mũi, dễ nhiễm trùng và mắc các bệnh về hô hấp. Nếu dùng không đúng hoặc quá liều, người xông sẽ gặp một số tác dụng phụ như tăng hoặc hạ huyết áp, run tay chân, tăng nhịp tim, hồi hộp, thậm chí một số thuốc co mạch khi dùng để xông cho trẻ em dưới 10 tuổi sẽ gây co thắt, gây bệnh tim mạch, có thể tử vong…
Nếu dùng các loại thảo dược để xông thì càng nguy hiểm không kém, bởi với những người có cơ địa dị ứng như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nếu nguyên liệu xông và liều lượng không phù hợp có thể gây kích ứng, bộc phát cơn suyễn cấp gây co thắt phế quản rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm kể cả ở người lớn và trẻ nhỏ.
Trị sổ mũi cho bé đúng cách
- Tìm hiểu nguyên nhân sổ mũi của trẻ. Sổ mũi có thể do nhiều nguyên nhân như: cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng, viêm mũi dị ứng… Mẹ cần tìm hiểu xem con bị sổ mũi do nguyên nhân gì để có hướng điều trị thích hợp, hoặc đưa trẻ tới bệnh viện nếu cần thiết.
- Vệ sinh mũi cho con bằng nước muối sinh lý: Khi con bị sổ mũi, mẹ nên dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho con 1 ngày khoảng 3 - 4 lần. Không nên rửa liên tục nhiều lần, bởi nó sẽ khiến mũi con bị khô và bệnh nặng hơn.
- Dùng dụng cụ hút mũi: Dụng cụ hút mũi được dùng khá phổ biến. Tuy nhiên, khi sử dụng mẹ cần thao tác nhẹ nhàng và hết sức cẩn thận để không gây tổn hại mũi của con. Ngoài ra, mẹ cần lưu ý vệ sinh và tiệt trùng dụng cụ hút mũi trước mỗi lần dùng để tránh vi khuẩn xâm nhập vào mũi con.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Khi con bị sổ mũi, mẹ nên dùng máy tạo độ ẩm trong phòng. Bởi không khí có thể khiến dịch nhầy trong mũi đặc hơn, làm con bị bít tắc đường thở.
- Trong trường hợp còn sổ mũi kéo dài hoặc sổ mũi kèm theo sốt trên 38,5 độ C, thì mẹ nên đưa con tới bệnh viện để khám và có hướng điều trị thích hợp. Tuyệt đối không tùy tiện dùng các loại thuốc nhỏ mũi hoặc kháng sinh cho con.
Theo Danviet

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn