Theo các chuyên gia y tế, trẻ sơ sinh là một trong 5 đối tượng dễ bị thiếu hụt vitamin D.






Theo các chuyên gia y tế, thiếu vitamin D dẫn tới còi xương. Ảnh internet
Theo bác sỹ Trần Thu Thủy- Bệnh viện Nhi Trung ương, với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho trẻ nhưng hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ thấp. 1 lít sữa mẹ thường chỉ chứa 25 IU vitamin D, không đủ đáp ứng nhu cầu của trẻ (hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ phụ thuộc vào dự trữ vitamin D của mẹ, phụ nữ uống bổ sung vitamin D liều cao có thể có hàm lượng vitamin D trong máu cao hơn).
Việc thường xuyên giữ trẻ trong nhà vì lo ngại trẻ chưa đủ cứng cáp sẽ khiến cho trẻ càng dễ bị thiếu vitamin D. Thậm chí nếu mẹ cũng có thói quen che kín toàn bộ cơ thể khi ra ngoài trời cũng thường bị thiếu vitamin D. Bôi kem chống nắng đúng cách làm giảm hơn 90% khả năng hấp thu vitamin D.
Cơ thể mẹ sau khi sinh thường tích tụ nhiều mỡ cũng dễ đối mặt với việc thiếu vitamin D. Bởi do lượng mỡ dưới da của những người này rất lớn nên một phần lớn vitamin D sẽ bị lưu giữ ở đây, làm giảm lượng vitamin D được giải phóng vào máu.
Theo các chuyên gia y tế, vitamin D giúp cơ thể hấp thu và duy trì hàm lượng canxi và phốt pho, những yếu tố thiết yếu để tạo xương. Thiếu vitamin D ở bản thân trẻ và mẹ sẽ dẫn tới còi xương.

Mẹ sau sinh nên bổ sung vitamin D có sẵn trong một vài thực phẩm như cá béo, gan bò, pho mát, lòng đỏ trứng và một số loại nấm. Cá béo là nguồn cung cấp vitamin D tốt nhất, ví dụ 100 g cá hồi nấu chín chứa 360 IU vitamin D (90% nhu cầu vitamin D hàng ngày)
Một số loại cá béo giàu vitamin D khác là cá ngừ, cá thu, cá trích, cá mòi, cá cơm, cá chép. Vitamin D cũng thường được bổ sung vào sữa và ngũ cốc ăn sẵn.
Theo Phununew

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn