Sởi và sốt phát ban là những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, triệu chứng của chúng khá giống nhau với biểu hiện bệnh là sốt và nổi nhiều chấm đỏ rải rác toàn thân khiến phụ huynh rất khó phân biệt và có biện pháp chăm sóc trẻ kịp thời.






Dưới đây là một vài đặc điểm giúp phân biệt 2 loại bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh




Trẻ thường quấy khóc khi bị sốt.
Trong khi sốt phát ban do những virus lành tính thông thường chủ yếu về đường hô hấp gây ra thì sởi do virus thuộc họ Paramyxoviridae tấn công cơ thể. Sốt phát ban chỉ là một triệu chứng sốt lành tính thì sởi là một dạng sốt do nhiễm virus cấp tính.

Dấu hiệu bị bệnh

Trong giai đoạn ủ bệnh và thời kỳ đầu phát bệnh (khoảng 1 tuần), cả sởi và sốt phát ban đều có những triệu chứng chung khá giống nhau. Các biểu hiện gồm có như: người bệnh cảm thấy mệt mỏi, không muốn ăn, cảm giác đau ê ẩm mình mẩy, có thể bị nôn hay tiêu chảy và sốt nhẹ hoặc là sốt cao. Nhưng đến giai đoạn bệnh toàn phát thì các biểu hiện khác nhau rất rõ rệt.




Các nốt ban của bệnh sởi thường gồ và đậm màu
Với sốt phát ban thông thường, trẻ sẽ phát ban sau khi giảm sốt. Các nốt ban có màu hồng, thường không nổi gồ lên mặt da, mịn và sáng. Sau khi ban lặn thì không để lại vết tích trên da bé

Với phát ban do sởi thì đầu tiên ban thường xuất hiện ở vùng đầu trước. Ban lan từ sau tai đến mặt sau đó ban mở rộng xuống vùng cổ, ngực, bụng rồi lan ra toàn thân. Ban thường có màu đỏ và nổi gồ lên mặt da. Khi ban lặn thì thường để lại những vết thâm chìm ở trên da. Một đặc điểm để nhận dạng phát ban do sởi nữa là bé thường sẽ chảy nước mũi, mắt bị đỏ và ho.

Biến chứng của sởi và sốt phát ban

Sốt phát ban thường không gây ra biến chứng gì nguy hiểm, nếu được chăm sóc tốt trẻ sẽ tự khỏi bệnh khoản từ 5 đến 7 ngày.

Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai ba tháng đầu bị sốt phát ban thì có thể gây ra dị tật cho thai nhi. Một số dị tật thường gặp như: khiếm thính, khiếm thị, viêm não, chậm phát triển…

Cần phải cách ly người bệnh sốt phát ban khoảng 1 tuần để tranh lây lan.

Trẻ bị mắc bệnh sởi thường có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị cẩn thận. Nguyên nhân của biến chứng thường là do sự nhân lên của virus hay sự bội nhiễm khiến trẻ có thể mắc thêm các bệnh như: Viêm phổi, viêm não, viêm các cơ quan đường hô hấp, tiêu chảy…

Bệnh sởi dễ lây lan ở những người chưa tiêm phòng hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ. Hầu hết các ca tử vong do sởi đều là vì chuyển sang các biến chứng nặng.

Biện pháp phòng bệnh

Sốt phát ban: Tiêm phòng cho trẻ đủ hai mũi phòng các bệnh sởi, rubella và quai bị. Mũi thứ nhất nên tiêm ngay cho trẻ khi bé vừa tròn 1 năm tuổi. Mũi thứ hai nên tiêm cho khi trẻ có trong độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi.




Nên tiêm phòng vắc xin để phòng bệnh cho trẻ
Bệnh sởi: Tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ khi trẻ được 9 tháng tuổi. Khi trẻ 18 tháng tuổi thì tiêm mũi thứ hai để đảm bảo trẻ miễn dịch hoàn toàn với virus sởi.

Cách chăm sóc trẻ khi bị sởi

- Giữ vệ sinh cho trẻ. Mẹ nên thường xuyên giữ cho thân thể trẻ sạch sẽ, ngoài ra quần áo và mùng mền cũng cần được thay giặt thường xuyên.

- Mẹ không nên cho trẻ ra ngoài gió sẽ làm bệnh nặng thêm. Tuy nhiên cần cho bé nằm nghỉ ngơi ở phòng thoáng đãng và sáng sủa. Nên cách ly trẻ để tránh lây truyền bệnh

- Mẹ nên để ý tránh cho bé ăn một số món ăn có thể gây ra dị ứng như thủy hải sản và các loại gia vị cay nóng…

- Thức ăn phù hợp với bé trong khi bị bệnh sởi là thức ăn lỏng và dễ tiêu hóa. Mẹ cũng có thể cho trẻ ăn nhiều hoa quả và các loại rau xanh để cung cấp năng lượng cho trẻ.

Trẻ cần được uống từ 6 đến 8 cốc nước mỗi ngày để tránh bị mất nước và rối loạn điện giải. Tuy nhiên không nên cho trẻ uống nước ngọt hay nước có ga.

- Để giảm nghẹt mũi và đỏ mắt, mẹ nên nhỏ thuốc cho trẻ khoảng 3 lần mỗi ngày. Có thể dùng nước muối sinh lý để thay thuốc.

- Nếu trẻ bị biến chứng khi bệnh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chăm sóc tốt nhất.
Theo Yeutre

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn