Không trữ đồ ăn vặt, kể chuyện thực phẩm sạch, cùng trẻ vào bếp, ngủ đủ giấc... là những cách giúp bé nói không với thức ăn nhanh.





Cuộc sống hiện đại khiến nhiều trẻ thích thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, nhiều đường hơn là các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như cá, rau xanh... Thức ăn nhanh là những thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa (saturated fats), chất béo chuyển hóa (trans fats) và cholesterol cao, dễ gây béo phì và có hại cho sức khỏe tim mạch. Những mẹo dưới đây có thể giúp mẹ điều chỉnh sở thích ẩm thực và hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ nhỏ.
Không trữ đồ ăn vặt
Dọn dẹp và vứt bỏ những món ăn vặt có hại là việc đầu tiên mẹ cần làm. Thay vào đó, tủ lạnh nên đầy ắp những thực phẩm có lợi như tôm, cá, rau xanh, hoa quả tươi, sữa ít đường tách béo hoặc các loại thực phẩm dinh dưỡng thay thế bữa ăn... Để bé hào hứng mỗi khi mở cửa tủ lạnh, mẹ có thể làm sẵn các món ăn nhẹ, hoa quả, sinh tố, sữa lắc hoặc nước ép thơm ngon.
Mẹ cũng cần làm gương cho bé bằng cách không mua đồ ăn vặt, thức ăn nhanh khi cả nhà đi pinic, xem phim hoặc dạo bộ công viên.
Cùng trẻ vào bếp


Bé vào bếp cùng cha mẹ.

Cùng trẻ ngồi xem chương trình MasterChef (Đầu bếp nhí) là gợi ý hay để trị thói quen ăn vặt của trẻ. Mẹ đừng quên tán dương những đầu bếp nhỏ tuổi khéo tay và đam mê nấu nướng để khơi dậy sự mến mộ trong tâm trí trẻ. Một khi bé thích làm đồ ăn cho mình, mẹ nên tranh thủ dạy bé cách nhặt rau, khuấy nước, cắt rau củ... Tự tay tạo nên thành quả lao động, bé sẽ ăn ngon miệng hơn và từ bỏ thức ăn vặt.
Kể chuyện thực phẩm sạch
Thay vì bắt trẻ ăn thứ này, không được ăn thứ kia, mẹ nên biến thực phẩm thành những câu chuyện sinh động. Chẳng hạn như cà rốt là món khoái khẩu của bạn thỏ, bạn cua 8 cẳng 2 càng không được thầy cô yêu quý vì tính ngang bướng, bạn mực quê ở Vũng Tàu, miền biển mà gia đình sẽ du lịch hè này..
Ngoài ra, mẹ cũng có thể rủ con trồng rau, nuôi cá trong chậu để bé thích ăn rau xanh và cá tươi hơn.
Thay thế bằng món ăn lành mạnh


Mẹ có thể chủ động bổ sung các thực phẩm lạ miệng, có hàm lượng dinh dưỡng cao, đồng thời chứa rất ít cholesterol và chất béo có hại để thay thế món ăn vặt.
Nếu trẻ ham ăn vặt mà bỏ bữa cơm chính, mẹ nên chủ động bổ sung các món ăn lạ miệng, có hàm lượng dinh dưỡng cao, đồng thời chứa rất ít cholesterol và chất béo có hại. Để đảm bảo nhu cầu phát triển cho trẻ, mẹ có thể pha chế các loại thực phẩm dinh dưỡng thay thế bữa ăn (meal replacement). Đây là những thực phẩm được sử dụng phổ biến tại các nước phát triển, có thành phần dinh dưỡng hoàn chỉnh như một bữa ăn tự nấu, dùng để thay thế cho bữa sáng, trưa hoặc tối. Thực phẩm dạng sữa lắc thường được trẻ ưa thích hơn do hương vị thơm ngon và dễ uống, khiến trẻ không cảm thấy áp lực từ bữa ăn.
Ngủ đủ giấc
Nghiên cứu cho thấy, trẻ dễ dàng tránh được sự mời gọi của que kem ngọt mát hoặc cơn thèm ăn vặt... nếu được nghỉ ngơi đầy đủ. Vì vậy, mẹ nên phân bổ hợp lý thời gian học tập, vui chơi và ăn, ngủ của bé. Một giấc ngủ chất lượng không chỉ giúp bé quên đi những món ăn nhanh mà còn có sức khỏe tốt.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn