Sau sinh, mẹ sẽ vô cùng mệt mỏi do mất nhiều sức trong quá trình chuyển dạ. Thế nên, mẹ sẽ càng rã rời hơn khi phải thức đêm triền miên vì con khóc dạ đề.






Khóc dạ đề là gì?




Trẻ khóc dạ đề thường khóc vào ban đêm.​
Khóc dạ đề là cụm từ để nói về hiện tượng trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi thường khóc vào ban đêm. Các bé này có thể khóc liên tục trong nhiều giờ liền mà không thể dỗ nín. Sau mỗi 3 tiếng, bé lại thức giấc và khóc. Cứ như vậy, bé có thể kéo dài đến suốt đêm. Đây thực sự là nỗi ám ảnh của các ông bố, bà mẹ trẻ và chúng sẽ trở thành nguồn cơn dẫn đến những căng thẳng.

Dấu hiệu nhận biết trẻ khóc dạ đề

· Khóc kéo dài 3 tiếng/đêm và khó dỗ nín.

· Trong một tuần trẻ lặp lại cơn khóc như trên ít nhất 3 lần

· Một tháng trẻ khóc đêm 3 tuần.

Nguyên nhân trẻ khóc dạ đề




Trường hợp bé không dung nạp được lượng thức ăn vào cơ thể cũng là một nguyên nhân khiến trẻ khóc dạ đề.​
- Do trẻ không dung nạp được thức ăn trong ngày, hoặc tình trạng thiếu men tiêu hóa gây ra những cơn đau bụng trong lúc ngủ.

- Trẻ thiếu vitamin D, có dấu hiệu vặn mình đến đỏ mặt cũng là một nguyên nhân dẫn đến khóc dạ đề.

Cần phải nói rằng, khóc dạ đề không phải là một bệnh lý nhưng nếu thấy trẻ khóc quá nhiều và có kèm hiện tượng đổ mồ hôi trộm, bỏ bú nên đưa bé đi khám để tìm hiểu nguyên nhân.

Cách xử trí khi trẻ khóc dạ đề

Trường hợp bé không dung nạp được lượng thức ăn vào cơ thể, bé sẽ được các bác sĩ cho bổ sung lactic để tăng nhu động ruột.

Nếu bé không có vấn đề gì về bệnh lý, bạn có thể yên tâm rằng bé vẫn bình thường. Để cải thiện tình hình, có thể bác sĩ sẽ kê đơn cho trẻ bổ sung vitamin D.

Làm thế nào dỗ trẻ khóc dạ đề

Mặc dù bé có thể không sao nhưng nếu kéo dài tình hình sẽ khiến cả nhà ngủ không ngon. Vì thế, mẹ hãy tìm cách dỗ cho bé nín.




Khi trẻ khóc dạ đề, mẹ vỗ về ru bé bằng giọng mẹ để bé cảm thấy an toàn hơn. ​
- Cho bé bú đủ no trước lúc ngủ. Nếu bé muốn ngậm ti để vào giấc, mẹ có thể cho bé ngậm để dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, sau khi đã qua giai đoạn khóc dạ đề, mẹ hãy tập cho bé từ bỏ thói quen này vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

- Lau mình trẻ bằng nước ấm với chiếc khăn mềm và thay đồ để bé dễ chịu hơn.

- Chườm một chiếc túi giữ nhiệt có nước nóng 70 độ lên bụng bé để xoa dịu cơn đau.

- Vỗ về ru bé bằng giọng mẹ để bé cảm thấy an toàn hơn. Nếu không, có thể cho bé nghe nhạc cổ điển.

- Ôm bé vào người và lắc lư nhẹ như đưa nôi để bé vào giấc ngủ.
Theo Kienthuc

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn