Mùa hè khí hậu nóng ấm tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, thế nên đây là mùa bùng phát dịch bệnh. Trẻ con, sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện vô hình chung trở thành nạn nhân số 1 của các bệnh nguy hiểm này.





Viêm não Nhật Bản B
Là một bệnh nhiễm trùng thần kinh gây dịch về mùa hè do một loại Arbovirut nhóm B gây nên. Tỷ lệ tử vong ở bệnh viêm não Nhật Bản khá cao. Nếu có khỏi cũng để lại di chứng thần kinh nặng.
Nếu bố mẹ nhận thấy con sốt cao, đau đầu, nôn, rối loạn ý thức rồi đi vào hôn mê nhanh chóng cần đưa ngay trẻ đến cơ quan y tế để hạn chế tỉ lệ tử vong và di chứng.
Bệnh viêm não Nhật Bản B lây lan từ súc vật sang người qua vật trung gian là muỗi. Bố mẹ hãy phòng ngừa cho con bằng cách: giữ môi trường trong sạch, nằm màn khi ngủ, phun thuốc diệt muỗi và đặc biệt là hãy tiêm phòng vacxin viêm não cho con.
Viêm phổi
Do thời tiết nóng nên các đồ ăn lạnh được bé dùng nhiều như kem, nước đá... Nếu dùng liên tục các thức ăn lạnh sẽ gây viêm họng. Hay việc bé thì cứ hay chạy ra chạy vào trong phòng có điều hòa làm cơ thể nóng lạnh đột ngột khiến bé dễ bị viêm đường hô hấp. Hoặc đơn giản là trẻ hiếu động, nô nghịch làm mồ hôi chảy nhiều, nếu không chú ý cũng làm bé bị nhiễm lạnh. Các trường hợp viêm họng đó nếu kéo dài làm cho mức độ viêm đường hô hấp ngày càng nặng và dẫn tới viêm phổi.
Để phòng bệnh cho trẻ, các bậc phụ huynh cần vệ sinh sạch sẽ, không hút thuốc, đun nấu trong phòng có trẻ nhỏ, không cho trẻ ăn uống nhiều đồ lạnh, mặc cho trẻ loại áo quần dễ thấm mồ hôi, thoáng mát...
Khi thấy trẻ có các biểu hiện sốt cao, đau họng, chảy nước mắt, mùi khò khè, ăn ngủ kém... thì có thể nhỏ mũi bằng dung dịch sát khuẩn natriclorit 0.9 %, cho trẻ súc miệng bằng dung dịch súc họng hoặc nước muối ấm. Nếu không thấy thuyên giảm, bố mẹ nên đưa trẻ đến ngay bác sỹ, tránh những diễn biến nặng của bệnh.



Tiêu chảy
Tác nhân gây tiêu chảy có thể là vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn lỵ, thương hàn, tả... hoặc di virus nấm, hay ký sinh trùng đường ruột. Đa số nguyên nhân gây tiêu chảy là do thức ăn bị nhiễm bẩn. Trẻ em dưới 2 tuổi rất dễ mắc bệnh này.
Dù tiêu chảy do bất cứ nguyên nhân nào cũng không bao giờ được tự ý dùng thuốc kháng sinh. Hãy cho trẻ uống nhiều nước như oresol, nước quả. Nếu trẻ bị tiêu chảy nhiều, hãy đưa trẻ đến bác sỹ để xử lý bệnh đúng cách.
Ngộ độc thức ăn
Mùa hè nóng bức, thức ăn dễ hư hỏng, rồi muỗi chuột gián kiến cũng phát triển nhiều làm lây lan các mầm bệnh đường tiêu hóa. Vi trùng gây bệnh hay gặp nhất là vi trùng đường ruột như tu cầu vàng, ly amib...
Một thời gian ngắn khoảng 30 phút đến 3 giờ sau ăn trẻ nhiễm bệnh đã có biểu hiện nôn, đau bụng từng cơn, tiêu chảy liên tục, phân lỏng sệt hoặc hoàn toàn nước. Là căn bệnh rất nguy hiểm cho con nếu không xử trí kịp thời.
Khi trẻ có biểu hiện trên, cũng như bệnh tiêu chảy, cần cho trẻ uống nhiều nước, oresol, nước quả và đưa trẻ đến trung tâm y tế nếu không thấy bệnh thuyên giảm.
Sốt xuất huyết Dengue
Bệnh lây lan do muỗi đốt, là bệnh nhiễm trùng cấp tính do siêu vi Dengue. Đối tượng mắc bệnh thường là trẻ em từ 2 – 9 tuổi. Triêu chứng thường gặp là sốt cao, đau mỏi người, đau đầu và sau đó là các triệu chứng xuất huyết với nốt, chấm, hoặc chảy máu cam, chảy máu chân răng.
Cách bạn phòng bệnh tốt nhất cho trẻ là tránh để trẻ bị muỗi đốt bằng cách phát quang bụi rậm, mắc màn cho trẻ khi trẻ ngủ.



Say nắng
Trẻ chơi đùa ngoài trời nên nhiệt độ và tia cực tím của mặt trời làm da cháy bỏng và say nắng. Nó có tác hại gia tăng sự lão hóa, tạo điều kiện cho ung thư xuất hiện.
Triệu chứng khi trẻ bị say nắng là trẻ có thể nhức đầu, nôn mửa, hôn mê, co giật do ức chế võ não. Phòng say nắng cho trẻ bằng cách không cho trẻ chơi ở ngoài trời nắng, cho trẻ uống nhiều nước và cho trẻ ăn các thức ăn giàu carotin (dưa hấu, dưa vàng, cải bó xôi...), vitamin E (dầu đậu nành, hạt dẻ, hạt điều...), vitamin C (có trong trà xanh, trái cây).
Rôm sảy
Mùa hè nóng bức làm tăng sự tăng cường hoạt động của tuyến mồ hôi và tuyến nhầy trong cơ thể, tăng thải nhiệt. Nhưng lỗ chân lông bị bịt tắc bởi các chất bẩn, làm viêm các nang tuyến chân lông, khiến chúng lồi lên mặt da những bọc nước nhỏ, đỏ gây ngứa ngáy cho trẻ. Mẹ hãy tắm sạch sẽ cho trẻ bằng xà phòng mỗi ngày để làm thông các ống thoát đổ ra ngoài của các tuyến trên bề mặt da. Đó là cách phòng chữa tốt nhất cho căn bệnh khiến bé ngứa ngáy khó chịu này.
Theo TTTD

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn